• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Gia Lai: Dừng hoạt động mỏ đá để tìm nguyên nhân gây sạt lở đường giao thông

ATGT địa phương

Gia Lai: Dừng hoạt động mỏ đá để tìm nguyên nhân gây sạt lở đường giao thông

20/10/2023, 08:00

Nhiều người dân tố mỏ khai thác đá gây sạt lở đất đai của các hộ dân và đường liên xã ở Mang Yang (Gia Lai)...

Gia Lai: Dừng hoạt động mỏ đá vì gây sạt lở - Ảnh 1.

Ta luy âm nhìn từ mỏ đá sang hướng đường giao thông liên xã có nguy cơ sạt lở rất cao (Ảnh: Tạ Vĩnh Yên).

Nơm nớp lo sạt lở đường liên xã, đất canh tác

Ngày 19/10, UBND huyện Mang Yang (Gia Lai) cho biết, chính quyền đang đình chỉ việc khai thác khoáng sản tại mỏ đá của Công ty Cổ phần đá Mang Yang Trang Đức tại địa phận xã Hra và xã Đak Ta Ley. Việc dừng hoạt động này là để kiểm tra nguyên nhân dẫn đến vụ sạt lở đất đai của người dân và đường giao thông liên xã Hra đi Lơ Pang sau trận lũ vào đầu tháng 9/2023.

Theo UBND huyện Mang Yang, trận mưa lũ ngày 6/9 đổ về suối Hra khiến hai bên bờ khu vực lân cận bị sạt lở đất dài khoảng trên 1.000m. Trong đó, chiều dài khu vực bị sạt lở nằm trong phạm vi được UBND tỉnh Gia Lai cấp phép khai thác cho Công ty Cổ phần đá Mang Yang Trang Đức là 325m. Khu vực đất bị sạt lở dọc suối thuộc phần đất của các hộ dân tiếp giáp với khu vực mỏ đá là 700m.

Đáng chú ý, tại khu vực taluy âm của đường liên xã Hra đi Lơ Pang đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng đoạn dọc suối Hra. Vụ sạt lở này đã khiến người dân không khỏi lo ngại mất ATGT khi taluy âm có vực sâu với độ dốc gần như thẳng đứng và nguy cơ sạt lở trong thời gian tới.

Có mặt tại hiện trường, quan sát của phóng viên, khu vực sạt lở dài khoảng 300m. Phía taluy dương là sườn đồi cây bụi. Còn ở taluy âm cách mặt đường khoảng hơn 1m là vực sâu thẳng dẫn đến con suối nước chảy mạnh.

Đây cũng là điểm khai thác đá của Công ty Cổ phần đá Mang Yang Trang Đức. Một phần taluy âm này đã được công ty khai thác đá khắc phục nhằm chống sạt lở. Tuy nhiên, vị trí  đáng lo ngại là dốc thẳng đứng này.

Chị Yuak (38 tuổi, trú tại làng Kret Krot, xã Hra) khi thấy phóng viên đến tác nghiệp tại hiện trường đã cùng nhiều người dân kéo đến bày tỏ lo ngại về nguy cơ sạt lở của đoạn đường.

Theo người dân, việc khai thác mỏ đá đã làm thay đổi dòng chảy của dòng suối Hra. Dòng suối ngày một lấn vào taluy âm, gây sạt lở và khiến taluy âm thêm thẳng đứng.

"Giờ sạt lở sâu hoắm, bà con làng chúng tôi ai cũng lo. Việc khai thác đá đã làm thay đổi dòng chảy, nước ngày một ăn sâu vào đường. Cứ sạt lở thế này nguy hiểm cho cả tính mạng chúng tôi", chị Yuak nói.

Gia Lai: Dừng hoạt động mỏ đá vì gây sạt lở - Ảnh 2.

Người dân tụ tập phản ánh việc mất ATGT với phóng viên khi nguy cơ sạt lở xảy ra ngày càng nghiêm trọng (Ảnh: Tạ Vĩnh Yên).

Khẩn trương khắc phục

Bên cạnh đó, nhiều người dân lân cận mỏ đá sau trận lụt hôm 6/9 đã "bắt đền" công ty khai thác đá, vì cho rằng hoạt động khai thác đá là nguyên nhân dẫn đến lũ lụt gây thiệt hại cho người dân.

Ghi nhận thực tế tại suối Hra (thôn Phú Yên, xã Hra, huyện Mang Yang) cho thấy, nhiều diện tích cây trồng như cà phê, lúa, bời lời… dọc suối Hra đã bị sạt lở nghiêm trọng.

Dẫn phóng viên tiếp cận khu vực rẫy, anh Hat (28 tuổi, làng Book Adơk, xã Đăk Ta Ley) chỉ tay về phía rẫy cà phê đang úa vàng. Khu rẫy này sát cạnh suối Hra, bên kia lòng suối khoảng 4-5m là khu vực doanh nghiệp khai thác đá. Phía mỏ đá được doanh nghiệp dùng máy móc tập kết đất đá cạnh dòng suối và cao hơn khu rẫy nhà dân.

Trong trận mưa lũ ngày 6/9, nước đổ về lớn trong khi đó lòng suối nhỏ hẹp nên đẩy lượng nước lớn vào khu rẫy nhà anh Hat. Khoảng 125 cây cà phê bị ngập úng và nhiều cây khác bị dòng lũ cuốn trôi. Sau hơn một tháng, một loạt cây bị ngập nước đã bị vàng lá, những chùm hạt sắp rụng.

"Trước đây, chưa bao giờ rẫy tôi bị ngập. Tuy nhiên, công ty khai thác đá đã lấp phía bên kia dòng sau đó làm hẹp dòng suối và chuyển dòng chảy nên khi lũ về, nước ngập úng một phần diện tích. Công ty khai thác đá phải đền cho gia đình tôi chứ", anh Hat nói.

Giáp đất nhà anh Hat, gia đình anh Thin (38 tuổi làng Book Adơk, xã Đak Ta Ley) cũng bị một lượng cát do dòng lũ bồi lấp vào ruộng lúa và hơn 100 cây cà phê loại 7 năm tuổi bị ngập nước.

"Khu vực suối Hra này trước đây rộng, nước lũ về không bao giờ tràn ngập rẫy. Mỏ đá đã lấp đất cao cạnh suối, khiến dòng chảy bị thu gọn sau đó tràn sang phía nhà dân. Vậy nên, mưa lũ nước bị ép tràn sang rẫy ruộng nhà mình", anh Thin nói.

Gia Lai: Dừng hoạt động mỏ đá vì gây sạt lở - Ảnh 3.

Sạt lở xảy ra cuốn mất nhiều diện tích vườn tược của người dân hai bên suối Hra, cạnh mỏ đá Trang Đức (Ảnh: Tạ Vĩnh Yên).

Ngày 17/9/2021, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định thu hồi 36.200m2 đất của Công ty TNHH MTV Trang Đức và cho Công ty Cổ phần đá Mang Yang Trang Đức thuê đất để khai thác khoáng sản đá xây dựng tại xã H'ra và xã Đăk Ta Ley. Diện tích: 36.200m2 (tại xã H'ra là 10.900m2 và tại xã Đăk Ta Ley là 25.300m2). Thời hạn thuê đất, đến ngày 18/12/2023.

Công ty Cổ phần đá Mang Yang Trang Đức do ông Nguyễn Thành Tâm (Pleiku, Gia Lai) là giám đốc.

Do thiên tai, ai cũng là bị hại

Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Thành Tâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đá Mang Yang Trang Đức, cho biết: Đầu tháng 9/2023 mưa rất lớn đã đổ về trên dòng chảy suối Hra. Cả người dân và doanh nghiệp đều thiệt hại rất lớn.

"Doanh nghiệp cũng có hàng loạt máy móc, vật tư bị nhấn chìm trong trận lũ. Bên cạnh đó, việc tạm ngưng hoạt động cũng khiến công nhân không có công việc để làm. Thiệt hại của doanh nghiệp là rất lớn", ông Tâm nói và cho biết thêm: "Trước thiệt hại này, doanh nghiệp cũng đã có những giải pháp để khắc phục hậu quả sau vụ ngập lụt. Đơn cử như kè hơn 1.500 rọ đá tại taluy âm của tuyến đường liên xã. Việc kè đá này nhằm chống sạt lở cũng như đảm bảo lâu dài cho tuyến đường", ông Tâm nói.

Bên cạnh đó, việc thỏa thuận hỗ trợ với người dân cũng tùy thực tế tình hình để đảm bảo lợi ích cho người dân lân cận khu vực mỏ đá", ông Tâm nói và cho biết đã có những bước hỗ trợ ban đầu cho người dân. Tuy nhiên, người dân yêu cầu đòi bồi thường quá cao.

"Không chỉ người dân, công ty cũng bị thiệt hại khi nhiều máy móc và phương tiện bị nhấn chìm. Đây là sự việc do thiên tai. Đến bây giờ, chưa có cơ quan nào đánh giá nguyên nhân sạt lở đất của dân là do mỏ đá.

Tuy nhiên, với tinh thần sẽ hỗ trợ người dân trong phạm vi có thể và theo quy định của Nhà nước và mong muốn cơ quan chức năng sớm kết luận vụ việc và tạo điều kiện để doanh nghiệp sớm hoạt động trở lại", ông Tâm nói.

Gia Lai: Dừng hoạt động mỏ đá vì gây sạt lở - Ảnh 4.

Rẫy của gia đình anh Hat (28 tuổi, làng Book Adơk, xã Đăk Ta Ley) bị cát vùi lấp khiến cây ngập úng, bắt đầu úa vàng (Ảnh: Tạ Vĩnh Yên).

Yêu cầu khắc phục và làm rõ nguyên nhân

Từ kiến nghị của loạt hộ dân, UBND huyện Mang Yang cho biết, đang yêu cầu Công ty Cổ phần đá Mang Yang Trang Đức tạm dừng ngay hoạt động khai thác khoáng sản để làm rõ nguyên nhân. 

Bên cạnh đó, huyện này còn yêu cầu khẩn trương có giải pháp khắc phục, kè chắn phù hợp tại các khu vực bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, đặc biệt các vị trí trong khu vực mỏ của công ty giáp với đường liên xã 2 Hra - Đak Ta Ley và đất của các hộ dân để đảm bảo an toàn, ngăn chặn kịp thời tình trạng sạt lở. 

Ngoài ra, huyện Mang Yang còn yêu cầu xã Hra, Đak Ta Ley rà soát lại diện tích bị sạt lở của các hộ dân xung quanh khu vực khai thác để thống nhất hướng hỗ trợ thiệt hại.

Ông Trần Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hra cho biết, xã đã đi kiểm tra thực tế tình trạng sạt lở và làm báo cáo gửi lên UBND huyện Mang Yang. Còn thực tế, xã cũng không thể xác định được nguyên nhân, chỉ biết rằng sau cơn mưa vào ngày 6/9 đã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng.

Hiện trường đường sạt lở


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.