• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Gia Lai: Dân vô tư đánh cược tính mạng với “hà bá”

31/03/2022, 06:20

Dù đã được cấp áo phao nhưng hầu hết đều không mang theo. Đó là thực trạng đang xảy ra tại nhiều bến thủy tại Gia Lai.

Hiểm nguy rình rập

Bến đò làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai) là một trong những điểm tập kết thuyền tham gia giao thông đường thủy lớn nhất trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mỗi ngày, có cả trăm chiếc thuyền vượt sông Sê San chở người dân tại xã Ia Khai đến làm nương rẫy tại địa phận xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum).

Hầu hết các phương tiện thủy nội địa ở huyện Ia Grai đều không đảm bảo quy chuẩn an toàn để hoạt động

Ở đây, những chiếc thuyền chủ yếu là tự đóng thô sơ, sau đó gắn động cơ vào đuôi thuyền.

Mỗi chiếc thuyền chở từ 2 - 3 người, thậm chí một số chiếc chở từ 4 - 5 người cùng các nông cụ phục vụ sản xuất, không ai mang áo phao. Mỗi chiều, các thuyền chở theo đầy nông sản về lại bến.

Khi được hỏi vì sao không mặc áo phao để đảm bảo an toàn, một người cười và cho hay: “Đi lên rẫy, bỏ lại áo phao ở thuyền thì sợ bị trộm, còn mặc theo thì vướng víu. Ở đây có mấy người mặc đâu, dù nhà ai có thuyền cũng được cấp!”.

Bà Nguyễn Mai Lương, Chủ tịch UBND xã Ia Khai cho biết, xã hiện có hơn 100 chiếc thuyền hoạt động trên 8 bến và khoảng 12km đường sông.

Toàn xã có khoảng 300 hộ dân hàng ngày đi thuyền đến canh tác trên khoảng 500ha đất nông nghiệp tại xã Ia Tơi (Kon Tum).

“Những năm qua đã xảy những vụ lật thuyền trong mùa nước lớn dẫn đến có người tử vong vì không mang áo phao. Người dân cũng tận mắt chứng kiến và cảm thấy hoang mang nhưng rồi đâu lại vào đấy vì tâm lý chủ quan. Dù đã được cấp áo phao nhưng hầu hết người dân đều không mang theo”, bà Lương nói và cho biết, xã cũng chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền, cảnh báo mà không thể xử lý vì không có chức năng.

Tại bến đò làng Dlâm (xã Ayun, huyện Chư Sê), mỗi ngày cũng có khoảng trên 50 chiếc thuyền của người dân trong làng vượt từ 2 - 5km lòng hồ Ayun Hạ để đi làm rẫy trên diện tích hơn 100ha.

Đa phần người dân chỉ dùng mái chèo, một số có gắn động cơ. Cũng chỉ với những chiếc thuyền cũ kỹ có “thâm niên” hàng chục năm nhưng rất hiếm người dân được trang bị áo phao.

Ông Nguyễn Đức Cường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ayun cho biết: “Đa phần bà con làm nghề sông nước nên cũng có tâm lý chủ quan. Chúng tôi cũng thường xuyên cảnh báo người dân cần cẩn trọng, nhất là trong mùa mưa lũ”.

Bài toán nan giải

Theo Sở GTVT tỉnh Gia Lai, hoạt động quản lý giao thông đường thủy nội địa đã được các lực lượng chức năng địa phương quan tâm từ lâu nhưng hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Thời gian tới, Sở sẽ cử lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với Cục Đường thủy nội địa VN tham gia đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời đề nghị Công an tỉnh nghiên cứu giải pháp bố trí cán bộ tham gia đào tạo chuyên môn, trang bị trang thiết bị để phục vụ tuần tra xử lý đảm bảo an toàn đường thủy trên toàn tỉnh.

Ông Lê Văn Hạnh, Phó giám đốc phụ trách Sở GTVT


Ông Đoàn Đức Mạnh, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Gia Lai cho biết, thời gian tới sẽ phối hợp với các địa phương thống kê số lượng phương tiện, thống kê số người đã được đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề…

Từ đó tham mưu cho lãnh đạo Sở triển khai các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Lê Văn Hạnh, Phó giám đốc phụ trách Sở GTVT cho biết, hoạt động đường thủy nội địa phát triển trong một vài năm trở lại đây nên ở các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện chưa có cán bộ được đào tạo chuyên môn, kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực này.

Cụ thể, Sở không có công chức chuyên ngành về đường thủy nội địa; Thanh tra giao thông chưa được bồi dưỡng chuyên ngành về thanh tra đường thủy nội địa.

Phòng CSGT Công an tỉnh cũng chưa có cán bộ, chiến sĩ được đào tạo chuyên ngành CSGT đường thủy; không có phương tiện, trang thiết bị phục vụ tuần tra, kiểm soát…

“Bên cạnh đó, ý thức chấp hành quy định về giao thông đường thủy của người dân chưa cao, các phương tiện hầu hết đều tự phát, không có quy chuẩn thiết kế đảm bảo an toàn”, ông Hạnh nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.