• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đường sắt nói gì về nguyên nhân tàu trật bánh ở Bình Thuận?

22/04/2018, 10:44

Ngành đường sắt đang xác định nguyên nhân vụ trật bánh tàu SE8 tại Bình Thuận ngày (21/4).

tau-hoa-trat-banh-o-binh-thuan

Đường sắt huy động nhân lực tập trung cứu viện trật bánh toa xe - Ảnh: Internet

Thông tin với Báo Giao thông, ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban An toàn – An ninh quốc phòng Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, Tổng công ty đang cho kiểm tra, tìm nguyên nhân vụ trật bánh tàu hỏa xảy ra tại Bình Thuận vào ngày (21/4).

Tàu SE8 xuất phát ga Sài Gòn, khi đến khu gian Sông Phan – Suối Vận khoảng 9h08 bị trật bánh toa xe tại km 1573+700. Cụ thể, toa xe số 6 của đoàn tàu đã bị trật bánh 2 trục số 3, số 4 và bị hỏng giá chuyển hướng. Rất may, vụ việc không ảnh hưởng an toàn hành khách, nhưng gây ách tắc đường do phải phong tỏa khu gian để cứu viện. Các đơn vị đường sắt đã lập tức đến hiện trường thực hiện chuyển tải hành khách bằng ô tô và tổ chức cứu viện.

Tuy nhiên, theo ông Chiến, thời gian cứu viện kéo dài do địa hình nơi xảy ra trật bánh rất khó khăn để các phương tiện cơ giới tiếp cận bằng đường bộ, hai bên là rừng núi khu vực Rừng Lá. Để đi vào vị trí này chỉ đi được bằng đường sắt và xe máy. Trong khi đó, hai bên đường ray là taluy cao, phương tiện cứu viện cơ giới không có mặt bằng để thi công. Vì vậy, đường sắt phải huy động nhân lực cứu viện bằng thủ công, kê kích bánh xe lên đường ray, sửa chữa giá chuyển hướng để có thể kéo toa xe về ga.

Lúc 18h30 đã cứu viện xong, trả đường với tốc độ 5km/h, lúc 21h20 trả đường 10km/h và không ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu. Nhưng chưa thể trả được tốc độ khu gian khoảng 70-80 km/h do đường ray bị hỏng tà vẹt, phối kiện.

“Hiện các cán bộ làm công tác an toàn Tổng công ty Đường sắt VN đang kiểm tra hiện trường, phân tích nguyên nhân và xác định trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan. Đơn vị quản lý đường sắt sở tại đang khẩn trương sửa chữa đường để trả tốc độ khu gian sớm nhất”, ông Chiến nói. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.