• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Đường 100 tỷ thi công nhếch nhác, cảnh báo sơ sài… làm khổ dân

04/08/2023, 09:49
image

Đường 100 tỷ ở Đắk Lắk thi công nhếch nhác, cảnh báo sơ sài gây mất an toàn giao thông (ATGT), làm khổ người dân.

Thi công đường làm khổ dân

Theo phản ánh, tại dự án nâng cấp mở rộng đường giao thông vào khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng và Dray Nur (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana) nhà thầu tổ chức thi công không đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), thiếu biển cảnh báo hoặc cảnh báo sơ sài bằng đá rải khắp mặt đường.

Người dân vất vả đi trên con đường lầy lội, hàng hoá đổ cả xuống đường. Ảnh: Ngọc Hùng

Đặc biệt, đây là tuyến đường vừa khai thác vừa thi công nhưng trên mặt đường thi công luôn trong cảnh “nắng bụi mưa lầy”. Ngoài ra, nhiều vị trí mới thi công được 1/2 mặt đường bê tông, các thanh sắt chờ dài, chĩa ra phía đường tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện lưu thông.

Video: Đường 100 tỷ thi công nhếch nhác… làm khổ dân. (Thực hiện: Ngọc Hùng).

Theo ghi nhận, dọc công trường, nhà thầu đã tổ chức thi công mặt đường bê tông cục bộ 1/2 mặt đường. Tuy nhiên, một số vị trí do Công ty TNHH Tân Hưng (Nghệ An), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Quốc Tân (TP Buôn Ma Thuột) thi công cảnh báo rất sơ sài.

Cụ thể, nhà thầu rải đá khắp mặt đường để “cảnh báo”. Một số vị trí được cảnh báo sơ sài bằng những sợi dây bao nilon và những “que củi”, thỉnh thoảng trên mặt đường để những cục đá gây nguy hiểm cho các phương tiện.

Bà Lò Thị Xo (80 tuổi, xã Hoà Phú) đang dắt xe đạp nhích từng bước qua con dốc than thở: “Đường cũ hư hỏng nhưng dễ đi hơn con đường mới đang thi công này. Trời nắng thì bụi mù mịt, mưa xuống thì sinh lầy, bùn đất nhão nhẹt bám kín xe không đi được phải dắt bộ. Trong khi đó, nhiều xe con du lịch, xe tải chở hàng di chuyển được một đoạn đành phải quay đầu vì trơn trượt”.

Mưa xuống tuyến đường không thể lưu thông. Ảnh: Ngọc Hùng.

Tài xế T, người thường xuyên đi trên tuyến đường bức xúc: “Nhà thầu thi công chậm, mưa xuống mặt đường sình lầy, bùn đất nhão nhẹt khiến phương tiện không thể lưu thông. Đặc biệt, những vị trí thi công đường tránh vướng “ổ voi ổ gà” xe không đi được, nhất là những xe gầm thấp.

Nhà thầu thi công rất ẩu, cảnh báo bằng cây khô, đá rải khắp mặt đường như “bẫy” người đi đường chứ không phải là cảnh báo. Trước chưa thi công người dân, đi lại còn dễ dàng, giờ thi công phải sống trong cảnh “mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm”.

Trong khi đó, theo kiến nghị của Công ty thủy điện Buôn Kuốp, thời gian qua, tuyến đường từ đường Hồ Chí Minh đi vào công trình thủy điện Buôn Kuốp do Ban QLDA tổ chức thi công nâng cấp, nhưng việc thi công của nhà thầu trong lúc thời tiết đang mưa làm nhiều đoạn đường bị sình lầy, rất khó khăn cho các phương tiện lưu thông.

Hiện nay, các xe ô tô 7 chỗ, 10 chỗ đi rớt hố sâu đều bị cạ gầm, không lưu thông được. Trong khi, việc đi lại vận hành Nhà máy thủy điện và công trình hồ đập của công ty là thường xuyên, đặc biệt là trong tháng mưa lũ. Ngoài ra, công ty còn thực hiện công tác vận hành điều tiết lũ, đảm bảo an toàn hồ đập và an toàn vùng hạ du. Do vậy, công ty đề nghị Ban QLDA chỉ đạo yêu cầu Nhà thầu thi công có giải pháp thi công phù hợp để đảm bảo việc lưu thông đi lại thông suốt trên tuyến đường.

Chỉ đạo nhà thầu khắc phục ngay

Ông Nguyễn Hữu Toàn, Chủ tịch UBND xã Hoà Phú cho biết: “Đường đang thi công nhưng công tác thi công chưa đảm bảo, người dân đi khó khăn. Sau khi phản ánh lên xã, chính quyền địa phương đã nhiều lần trao đổi với các nhà thầu, đề nghị có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, xử lý các hố, vũng nước to trên đường, tạo điều kiện cho bà con đi lại thuận lợi”.

Những ngày trời nắng, tuyến đường bụi mịt mù. Ảnh: Ngọc Hùng

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, việc thi công gặp thời tiết mưa nên công tác đảm bảo ATGT gặp khó khăn. Tuy nhiên, Ban sẽ chỉ đạo nhà thầu xử lý dứt điểm các đoạn đường lầy lội, thi công phải tuân thủ công tác đảm bảo ATGT. Ban cũng liên tục chỉ đạo nhà thầu Tân Hưng thực hiện biện pháp giăng dây, đảm bảo ATGT cho người và phương tiện lưu thông trong quá tình thi công. Ban ghi nhận phản ánh và cho kiểm tra, chỉ đạo các nhà thầu khắc phục, đảm bảo ATGT”.

Được biết, dự án Nâng cấp, mở rộng đường giao thông vào khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng và Dray Nur (xã Dray Sáp huyện Krông Ana) có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương (96 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh (4 tỷ đồng). Dự án đầu tư xây dựng nền, mặt đường, công trình thoát nước và hệ thống ATGT có chiều dài tuyến 10.858,8m.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban QLDA) là chủ đầu tư, do liên danh bốn nhà thầu thi công gồm: Công ty TNHH Tân Hưng (Nghệ An), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Quốc Tân (TP Buôn Ma Thuột) cùng hai nhà thầu khác trúng thầu thi công.

>>> Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại dự án:

Từ ngày tuyến đường thi công, người dân phải sống trong cảnh "nắng bụi mưa lầy". Ảnh: Ngọc Hùng.

Nhà thầu phớt lờ công tác đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công. Ảnh: Ngọc Hùng

Nhà thầu cảnh báo sơ sài bằng đá rải khắp mặt đường. Ảnh: Ngọc Hùng.

Nhà thầu cảnh báo bằng "củi khô". Ảnh: Ngọc Hùng

Phần sắt nhọn không được cảnh báo, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Ảnh: Ngọc Hùng.

Nhà thầu rải đá khắp mặt đường để cảnh báo gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông vào ban đêm. Ảnh: Ngọc Hùng

Mặt đường lầy lội bùn đất, nhà thầu rải đá trên đường, dùng cọc tiêu nhọn để cảnh báo, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Ảnh: Ngọc Hùng

Mặt đường nhão nhẹt. Ảnh: Ngọc Hùng

Những thanh sắt chĩa ra đường không được cảnh báo. Ảnh: Ngọc Hùng

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.