Sẽ dùng đến xe cẩu nếu xe quá tải giả hỏng trước trạm cân |
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh TTGT Đà Nẵng cho hay, trong năm 2017, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động đã kiểm tra 11.597 xe, trong đó có 2428 xe vi phạm tải trọng. Nhắc nhở 2241 xe quá tải dưới 10%, xử lý 187 xe quá tải trên 10%. CSGT đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính đối với 187 xe chở hàng quá tải trọng, ra quyết định xử phạt xử phạt với số tiền gần 2,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, TTGT cũng triển khai Tổ công tác kiểm tra xe quá tải trên tuyến đường tránh trạm cân trên các tuyến đường bộ trong địa bàn thành phố bằng cân xách tay xử lý 163 phương tiện vi phạm. Ra quyết định xử phạt với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Trong đó xử lý 64 trường hợp vi phạm tải trọng, tước 26 GPLX trường hợp, ra quyết định xử phạt với số tiền hơn 700 triệu đồng. Xử lý 26 trường hợp tự ý thay đổi kích thước thành thùng và 73 trường hợp vi phạm khác, ra quyết định xử phạt hơn 300 triệu đồng.
Theo ông Bùi Thanh Thuận, hiện nay tình trạng xe quá tải đã khá ổn |
“Hiện nay các doanh nghiệp vận tải đã chấp hành nghiêm các quy định về vận tải đường bộ, tình trạng xe cơi nới thành thùng giảm thiểu đáng kể. Hiện tượng xe chạy đường vòng né trạm cân được phát hiện xử lý kịp thời”, ông Nghĩa thông tin.
Theo Thượng tá Lê Văn Lực, Phó trưởng Phòng CSGT, Công an Đà Nẵng, địa bàn thành phố nhỏ nhưng lưu lượng xe ben lớn dẫn đến tình hình giao thông phức tạp, các xe hoạt động chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn và khu Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng). Mặc dù trạm cân lưu động trên QL14B đã làm khá tốt nhưng vẫn còn dư luận, có thông tin cho rằng xe chạy qua nhưng lực lượng chức năng trạm cân không dừng, bảo kê...
Thượng tá Lê Văn Lực đề nghị dùng đến xe cẩu nếu xe quá tải giả hỏng trước trạm cân |
Ông Lực đề nghị lực lượng tại trạm cân phải dừng tất cả các xe để kiểm tra, xe nào không quá tải thì đi bình thường. Phải làm cương quyết, làm hết trách nhiệm. Hiện nay thành phố đang mở rộng về phía Tây Nam, dự kiến tình hình sẽ rất phức tạp, do đó phải làm mạnh tay hơn.
“Một thủ đoạn mới của cánh tài xế xe quá tải là đến ngay trạm cân là bị hỏng xe. Câu kéo thời gian để các xe quá tải khác vượt trạm cân. Gặp trường hợp như thế cần có xe cẩu để kéo xe quá tải giả hỏng ra khỏi trạm cân, phải xử lý cương quyết. Đồng thời tăng cường cân xách tay, khảo sát các bãi mỏ vật liệu nào còn hoạt động, trữ lượng... để dễ kiểm soát và tìm cách nghiên cứu đặt trạm cân cho thích hợp. Trạm cân phải đặt ở vị trí nào mà xe ben không trốn được”, ông Lực nói.
Ông Nguyễn Trung Nghĩa yêu cầu không để sót lọt xe quá tải |
Theo ông Nguyễn Trung Nghĩa, trời mưa, giờ cao điểm có thể hạn chế xe vào cân để đảm bảo an toàn nhưng tất cả lực lượng của tổ cân phải có mặt, xe nào có dấu hiệu vi phạm rõ ràng thì phải đưa vào cân ngay, không để sót lọt xe quá tải.
Ông Bùi Thanh Thuận, Phó giám đốc Sở GTVT TP Đà Nẵng, việc kiểm soát tải trọng xe đã khá ổn. Không phải dễ dàng mà các doanh nghiệp xe tải chấp hành nghiêm các quy định về tải trọng và kích thước thành thùng đúng quy định như hiện nay. Đó là cả một quá trình cam go. Bản thân ông Thuận phải đến từng doanh nghiệp vận động, tính toán cắt thùng cho đúng quy chuẩn theo Thông tư 42 của Bộ GTVT.
"Chúng ta phải thống kê lại, nếu doanh nghiệp nào có số xe vi phạm quá 5% số lượng toàn bộ xe của đơn vị đó thì phải cắt giảm số đầu xe. TTGT cần tham mưu Ban ATGT thành phố về vấn đề này", ông Thuận đề xuất. Đồng thời đề nghị khảo sát các vị trí thích hợp để bố trí cân tải trọng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận