Bảo đảm an toàn đường thủy nội địa
Theo đó, kế hoạch được ban hành nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa (ĐTNÐ), Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 3/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) hàng hải, ĐTNÐ.
Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách đảm bảo trật tư, an toàn giao thông (TTATGT) ĐTNÐ trong tình hình mới và định hướng nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm 2024 của Ủy ban ATGT Quốc gia.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông ĐTNÐ của người tham gia giao thông. Ngăn chặn có hiệu quả những vi phạm pháp luật và phấn đấu không để xảy ra TNGT đường thủy đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực vận tải hành khách trên ĐTNÐ.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giao thông ĐTNÐ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Tăng cường xử lý vi phạm
Để kế hoạch phát huy hiệu quả, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện những quy định của pháp luật về giao thông ĐTNÐ.
Trong đó, tập trung tuyên truyền, vận động đối tượng là chủ phương tiện, chủ bến khách, các nhà thầu đường thủy nội địa; người quản lý các phương tiện khai thác cát tại mỏ… chấp hành các quy định về hoạt động bến thủy nội địa.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm quy định về trang bị thiết bị cứu sinh, phòng cháy chữa cháy, sử dụng phao áo, dụng cụ nổi cứu sinh khi đi trên phương tiện thủy.
Phương tiện tham gia giao thông phải bảo đảm điều kiện an toàn; không chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn, quá số người được phép chở của phương tiện và hàng hóa vận chuyển trên phương tiện phải có nguồn gốc xuất xứ, có hóa đơn chứng từ đúng quy định.
Đồng thời, tuyên truyền nhân dân chủ động phòng, chống thiên tai, bão lũ và thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng phong trào "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước".
Lực lượng chức năng sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, bến khách ngang sông, bến hàng hóa, bến đón, trả khách du lịch, phạm vi hoạt động của bến... liên quan đến vi phạm về đăng ký, đăng kiểm của phương tiện thủy và điều kiện của thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy…
- Sông Tiền: Từ Km 125+800 thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành đến Km189 thuộc xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, bao gồm nhánh sông Hổ Cứ.
- Sông Hậu: Từ Km113 thuộc xã Phong Hòa, huyện Lai Vung (giáp ranh tỉnh Vĩnh Long) đến Km144 thuộc xã Bình Thành, huyện Lấp Vò (giáp ranh tỉnh An Giang).
- Tuyến kênh Lấp Vò - Sa Đéc: Từ Km00 thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành (giáp Sông Tiền) đến Km51 thuộc xã Bình Thành, huyện Lấp Vò (giáp Sông Hậu).
- Các tuyến đường thủy nội địa địa phương (thuộc phạm vi địa giới hành chính của các huyện Châu Thành, Lấp Vò, Lai Vung, thành phố Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh).
Các đối tượng bị kiểm tra gồm: Tổ chức, cá nhân có tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa; các đơn vị quản lý, khai thác bến thủy nội địa; các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận