• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

“Dở khóc, dở cười” với vạch kẻ cho người đi bộ

21/11/2021, 05:58

Nhiều người khó hiểu trước thiết kế vạch dành cho người đi bộ tại vị trí đối diện nhà số 1, số 5 trên đường Nguyễn Qúy Đức, Thanh Xuân, Hà Nội.

Đường Nguyễn Quý Đức hiện được chia thành hai chiều riêng biệt với dải phân cách cứng ở giữa rộng khoảng 1m. Thế nhưng, tại những vị trí thiết lập vạch kẻ cho người đi bộ qua đường, dải phân cách vẫn được “đóng kín” bằng cây xanh, cột đèn.

“Kiểu làm này không khác gì đưa người bộ hành ra giữa đường rồi vượt rào, sống chết mặc bay”, bác Hòa (74 tuổi, trú tại khu tập thể bên đường Nguyễn Quý Đức bức xúc nói và cho biết, bấy lâu nay, thay vì di chuyển trên vạch kẻ “có đường không có lối”, bác đã chọn băng qua đường tại khu vực điểm quay đầu.

Lối đi dành cho người đi bộ bị “chặn đứng” bởi dải phân cách trên đường Nguyễn Quý Đức, Hà Nội

Cách đó không xa, trên đường Nguyễn Trãi, nhằm phục vụ nhu cầu đi bộ của người dân nói chung và hàng nghìn sinh viên trường Đại học Hà Nội nói riêng, vạch dành cho người đi bộ đã được kẻ vẽ tại khu vực điểm mở đối diện số 539. Tại đây, đèn tín hiệu cũng đã được lắp đặt.

Thế nhưng, do đèn tín hiệu không hoạt động, mật độ ô tô, xe máy lưu thông trên đường quá lớn, hàng ngày, người dân vẫn phải nép mình luồn lách qua từng dòng phương tiện chạy tốc độ cao để sang đường và nơm nớp nỗi lo tai nạn, va chạm.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Thạch, nguyên Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho rằng, hiện tại, việc thiết kế khu vực ưu tiên cho người đi bộ trên nhiều cung đường vẫn còn tâm lý làm cho xong, cho tròn nhiệm vụ.

Vạch ưu tiên làm ra không đảm bảo được yêu cầu về mỹ quan, sự an toàn chính là lý do hạ tầng làm ra bị thờ ơ, người đi bộ chọn lối đi riêng để bảo vệ chính mình.

Từ thực tế trên, cơ quan chức năng TP Hà Nội cần rà soát, bổ sung, chỉnh trang lối đi trên dải phân cách tại các khu vực kẻ vạch ưu tiên để người đi bộ có thể dễ dàng lưu thông thay vì phải băng qua lùm cây, bụi cỏ, đất đá. Không thể để tình trạng vạch ưu tiên một đằng, người đi bộ đi một nẻo, hạ tầng được đầu tư không phát huy hiệu quả, gây lãng phí, tạo dư luận không tốt.

Đối với các khu vực có lưu lượng giao thông lớn, phức tạp như điểm mở trên đường Nguyễn Trãi, đèn tín hiệu xin đường dành riêng cho người đi bộ cần được đầu tư lắp đặt như tại khu vực Bưu điện Hà Nội trên đường Đinh Tiên Hoàng và nhà chờ BRT Vũ Ngọc Phan trên đường Láng Hạ, hạn chế tối đa tình trạng người đi bộ phải len lỏi giữa dòng phương tiện đông đúc, đối diện với nguy cơ va chạm, thương tích.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.