• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đề xuất làm biển cảnh báo giảm tốc độ khu vực trường học

13/10/2017, 15:04

Việc làm biển cảnh báo giảm tốc độ khu vực trường học giúp Hàn Quốc giảm 17,8% nguy cơ TNGT.

HQ2

Ông Young-In Know Đại diện Viện nghiên cứu giao thông Hàn Quốc cho rằng, phương án tổng thể để đảm bảo ATGT Hà Nội cần đảm bảo môi trường, cưỡng chế xử phạt nghiêm khắc về kĩ thuật, tăng cường quản lý vận hành phương tiện kinh doanh...

Sáng nay (13/10), Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ Cơ sở hạ tầng, đất đai và giao thông Hàn Quốc tổ chức báo cáo giữa kỳ “Dự án kế hoạch tổng thể ATGT cho thủ đô Hà Nội”.

Phát biểu khai mạc, ông Young-In Know - đại diện Viện nghiên cứu giao thông Hàn Quốc cho biết, sau hơn 6 tháng triển khai, tới nay dự án đã có dự thảo báo cáo kỹ thuật giữa kỳ nhằm trao đổi những nội dung, tiến độ quá trình tổng thể ATGT đường bộ cho TP. Hà Nội,  giúp thành phố có thể áp dụng các chính sách hiệu quả hơn trong công tác quản lý và điều hành giao thông.

Tại hội thảo, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, ATGT nói chung và ATGT đường bộ nói riêng đang là một trong những thách thức to lớn không chỉ đối với Hà Nội mà ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đồng thời, đây cũng là một vấn đề mang tính xã hội cấp bách, cần sự vào cuộc tổng lực của hệ thống chính trị - xã hội.

Cũng theo ông Tuấn, TNGT ở Hà Nội vẫn còn cao so với một số tỉnh, thành trong cả nước và cao hơn hẳn các TP khác trong khu vực. Tính chung trong giai đoạn 2011-2015 có khoảng 7.738 vụ TNGT, gây tử vong 3.205 người và bị thương 6.142 người. “Đây là những tổn thất lớn về con người và tài sản. Trong số các vụ TNGT thì tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ rất lớn, trên 95%”, ông Tuấn nói và cho rằng, ùn tắc giao thông trên địa bàn TP diễn biến phức tạp và có xu hướng mở rộng về không gian và kéo dài về thời gian, đặc biệt là những ngày thời tiết xấu; ùn tắc giao thông cục bộ do TNGT, phương tiện hư hỏng, công trình xây dựng chiếm lòng đường vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề ATGT là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động vận tải và quản lý an toàn là một nhân tố quan trọng để đảm bảo các hoạt động tham gia giao thông hiệu quả hơn.  

HQ1

Ông Jeahoon sul Viện nghiên cứu giao thông Hàn Quốc đang phân tích đường đến trường ở Hàn Quốc và Việt Nam

Ông Jeahoon sul Viện nghiên cứu giao thông Hàn Quốc cho biết, ở Hàn Quốc cách trường học 300m, có biển cảnh báo giảm tốc độ dưới 30km/h cho người tham gia giao thông. Biển này giúp người lưu thông sẽ biết trong vòng 300m tới có trường học và giảm tốc độ. Trước cổng trường có phần đi bộ màu trắng, phần màu đỏ phân biệt sắp có vạch qua đường để vào trường học. Biển cảnh báo này người vi phạm sẽ bị phạt nặng gấp đôi, với vai trò của biển báo giúp hàng năm Hàn Quốc giảm 17,8% nguy cơ TNGT. Ở Việt Nam nên tiến hành thử nghiệm năm 2018 với quy mô 3-5 trường sau đó xây dựng kế hoạch tổng thể về tính hiệu quả để có thể nhân rộng.

Tại hội thảo các chuyên gia giao thông Hàn Quốc đã trình bày 4 tham luận về kế hoạch tổng thể ATGT cho Hà Nội - cách tiếp cận toàn diện và chính sách đề xuất; Đề xuất giới thiệu khu vực School Zone ở Hà Nội; Kế hoạch tổng thể ATGT cho Hà Nội phần kỹ thuật - Công nghệ...

Bà Kiều Thị Diễm, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT, cơ quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Bộ GTVT) đánh giá, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các đánh giá về thực trạng và giải pháp tình hình ATGT. Các nghiên cứu tương đối chi tiết.

"Về tham luận giới thiệu khu vực School Zone ở Hà Nội chúng tôi đồng tình với đề xuất xây dựng dự án thí điểm cho khu vực trường học. Giao cho Hà Nội thực hiện thí điểm, tìm nguồn vốn. Trước mắt, thí điểm ở 2-3 khu trường học, tiến tới phân tích và nhân rộng ra các khu vực khác", bà Diễm nói và cho biết, dự kiến năm 2018 - 2019 Bộ GTVT sẽ đề xuất sửa đổi Luật GTĐB, cụ thể đưa mũ bảo hiểm phải đạt chuẩn vào.

DSC_5326

Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng yêu cầu Hà Nội cần thông tin về hệ thống bộ máy, quản lý nhà nước từ TW đến địa phương cung cấp đầy đủ cho phía các chuyên gia hiểu rõ 

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá, cho đến nay, chưa có chương trình, kế hoạch đầy đủ và toàn diện nhằm giải quyết mục tiêu ATGT được phê duyệt cấp tỉnh, thành phố. Để những giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành về công tác bảo đảm ATGT có thể đi vào thực tiễn, vai trò của UBND, Ban ATGT, lực lượng chức năng của các tỉnh, thành phố là cực kỳ quan trọng. "Trong thời gian tới để các nghiên cứu chặt chẽ, mang tính thực tế cao chúng tôi yêu cầu phía Hà Nội cần tổ chức họp với các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đánh giá xem Hà Nội đã giải quyết, sắp giải quyết vấn đề gì để các nhà nghiên cứu có định hướng cụ thể hơn..." ông Hùng yêu cầu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.