• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Đề nghị cân nhắc mức trừ điểm tài xế xe vận tải

Đồng tình với việc trừ điểm GPLX để tăng tính răn đe, nâng cao ý thức song các chuyên gia, doanh nghiệp vận tải cũng đề nghị nghiên cứu kỹ mức trừ điểm đối với lái xe kinh doanh vận tải sao cho phù hợp hơn.

Trừ điểm bằng lái giúp nâng ý thức tài xế

Trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, Bộ Công an đề xuất 189 hành vi, nhóm hành vi bị trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX). Vấn đề này đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là với các doanh nghiệp, lái xe kinh doanh vận tải.

Đề nghị cân nhắc mức trừ điểm tài xế xe vận tải- Ảnh 1.

Nhiều ý kiến cho rằng việc trừ điểm GPLX là hình thức phạt bổ sung mang tính răn đe cao và khả thi, giúp tài xế nâng cao ý thức hơn (ảnh minh họa).

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhìn nhận, quy định trừ điểm GPLX sẽ giúp việc theo dõi chấp hành pháp luật của người lái xe một cách có hệ thống. Thông qua đó, doanh nghiệp vận tải sẽ có những giải pháp quản lý, giáo dục kịp thời.

Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (hãng xe Sao Việt) cho biết, việc trừ điểm GPLX là hình thức phạt bổ sung mang tính răn đe cao và khả thi, giúp tài xế nâng cao ý thức hơn.

Đại diện một doanh nghiệp vận tải hành khách du lịch cho rằng, trừ điểm GPLX cũng giúp các đơn vị vận tải có trách nhiệm hơn trong quản lý lái xe thông qua bộ phận ATGT: "Bộ phận này phải hoạt động thực chất hơn, hỗ trợ tài xế tối đa để không mắc vi phạm dẫn đến bị trừ điểm".

Anh Phạm Thắng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) - một tài xế chuyên lái xe hợp đồng cho biết, đầu năm 2024, anh từng bị xử phạt lỗi đón, trả hành khách không đúng quy định và bị tước GPLX 2 tháng.

"Bị tước bằng, không thể lái xe ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống gia đình. Trừ điểm bằng lái không chỉ có tác dụng răn đe mà còn có tính nhân văn khi vẫn tạo cơ hội cho người vi phạm tự chấn chỉnh", anh Thắng nói.

Lỗi nặng trừ nhiều, lỗi nhẹ nên trừ ít

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cũng bày tỏ băn khoăn về mức trừ thấp nhất với hành vi vi phạm liên quan đến đảm bảo ATGT của xe kinh doanh vận tải hành khách là 8 điểm. Với mức này, trong vòng 12 tháng, nếu tài xế vô tình vi phạm thêm 1-2 lỗi nữa, GPLX sẽ bị trừ hết điểm.

Ngành GTVT phối hợp tra cứu cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm của ngành công an, thực hiện việc cấp đổi cũng như nâng hạng GPLX theo đúng quy định của Luật trật tự ATGT đường bộ.

Trong sát hạch để nâng hạng GPLX, cần thông tin thời gian lái xe an toàn của tài xế. Thời gian lái xe an toàn dựa trên 2 cơ sở là GPLX còn hiệu lực, không bị trừ hết điểm và không gây tai nạn. Bên cạnh đó phối hợp theo dõi, quản lý cấp lại GPLX mới, rất cần đến dữ liệu trừ điểm của ngành công an.

Ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN

"Tài xế xe kinh doanh vận tải có tần suất hoạt động nhiều, khả năng vi phạm cao hơn so với lái xe cá nhân. Đây sẽ là rủi ro rất lớn đối với các doanh nghiệp vận tải. Nếu lái xe bị trừ hết điểm, họ không thể lao động ít nhất 6 -7 tháng", đại diện một doanh nghiệp bày tỏ.

Tương tự, đại diện một doanh nghiệp vận tải tuyến cố định Hà Nội - Thanh Hóa cho rằng, đề xuất khi tài xế bị trừ hết điểm, sau 6 tháng mới được thi để phục hồi số điểm trên GPLX là quá dài. Với tính chất đặc thù của tài xế vận tải, nên rút ngắn thời gian.

"Với các lỗi uống rượu bia lái xe, chạy quá tốc độ, sử dụng ma tuý… có tính chất nguy hiểm, việc trừ điểm cao, thậm chí thu hồi GPLX là cần thiết. Song với các lỗi chỉ liên quan về thủ tục hành chính trong kinh doanh vận tải, không nên bổ sung trừ điểm GPLX", vị đại diện góp ý.

Về vấn đề này, ông Quyền cho biết, tại dự thảo có đến 52 lỗi tài xế xe kinh doanh vận tải (cả hành khách và hàng hoá) bị trừ điểm (bao gồm cả vi phạm quy tắc giao thông chung và liên quan đến hoạt động vận tải). Trong đó, có 18 lỗi bị trừ điểm 2 điểm, 3 lỗi bị trừ 6 điểm, 23 lỗi bị trừ 8 điểm, 4 lỗi bị trừ 10 điểm và 4 lỗi bị trừ 12 điểm.

"Số lỗi bị trừ 8 điểm là nhiều nhất mà không có lỗi nào bị trừ 4 điểm. Đây là điểm cần được nghiên cứu điều chỉnh theo hướng: số lỗi bị trừ 2 điểm sẽ là nhiều nhất, lỗi càng nặng thì điểm trừ càng nhiều; phân bố hợp lý số điểm bị trừ theo mức độ tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT của hành vi vi phạm. Cùng đó, nên giảm số lỗi bị trừ 12 điểm, vì trừ 12 điểm là tương tự như thu hồi GPLX có thời hạn", ông Quyền nêu ý kiến.

Nên giảm thời gian phục hồi bằng lái

Theo ông Quyền, kinh doanh vận tải hành khách là nghề "làm dâu trăm họ", chịu tác động chi phối bởi nhiều yếu tố như các tình huống bất ngờ trên đường.

"Nhiều lái xe là trụ cột gia đình, việc chờ 6 tháng mới được thi phục hồi điểm GPLX và tiếp tục theo nghề khiến họ rất khó khăn. Để giúp nghề lái xe thu hút đủ lực lượng lao động trước mắt và lâu dài, nên giảm thời gian chờ để được thi phục hồi điểm từ 6 tháng xuống còn 3 tháng cho tài xế vận tải", ông Quyền đề xuất.

Theo ông Nguyễn Đức Phú, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT đường bộ: "Tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về ATGT để phục hồi điểm cho những tài xế bị trừ hết điểm, cần quy định chi tiết, cụ thể các nội dung học viên phải thực hiện: Có phải khám lại sức khỏe hay không? Quá trình kiểm tra bao gồm cả đào tạo lại hay chỉ sát hạch lại? Nếu sát hạch sẽ bao gồm những nội dung gì?".

Hàng loạt hành vi bị trừ 8 điểm

Theo dự thảo Nghị định, tại Điều 21 quy định về xử phạt, trừ điểm GPLX của người điều khiển xe ô tô chở khách, Bộ Công an đề xuất mức trừ điểm thấp nhất 8 điểm đối với các hành vi như: Chở quá số người vượt trên 50% đến 100% số người được phép chở; Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định; Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy; Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định, tại nơi cấm dừng, cấm đỗ...

Các hành vi bị trừ 10 điểm gồm: Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng, hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đối với hành vi chở người vượt trên 100% số người được phép chở của phương tiện, lái xe sẽ bị trừ 12 điểm GPLX.

Giám sát việc phục hồi điểm GPLX

Trao đổi với Báo Giao thông, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn, tuyên truyền, điều tra giải quyết TNGT (Cục CSGT) cho biết, theo đề xuất tại dự thảo thông tư quy định tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật để được phục hồi điểm GPLX sau khi bị trừ hết, CSGT là đơn vị được giao giám sát quá trình này. Về hình thức, CSGT sẽ sử dụng bộ câu hỏi thi sát hạch lái xe mà Bộ GTVT ban hành để làm câu hỏi kiểm tra.

Riêng với người vi phạm có bằng lái xe ô tô, họ còn phải kiểm tra qua hệ thống mô phỏng tình huống thực tế do Bộ GTVT quy định, giống như đi sát hạch để cấp bằng lái xe.

Về việc chuẩn bị nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ việc kiểm tra, Điều 4 của dự thảo thông tư nêu rõ, cơ quan chức năng bảo đảm điều kiện tổ chức kiểm tra gồm: Phòng kiểm tra kiến thức riêng biệt, diện tích tối thiểu 30m2; trang bị hệ thống máy tính, máy in dùng cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ và các máy tính cho người dự kiểm tra...

Chuẩn bị máy chủ có cài đặt phần mềm kiểm tra kiến thức được Bộ Công an phê duyệt, kết nối với các điểm kiểm tra để sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc; trang bị hệ thống camera giám sát phòng kiểm tra, truyền dữ liệu về Cục CSGT để giám sát. CSGT được giao nhiệm vụ tổ chức kiểm tra kiến thức phải được tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên.

P.Đô


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.