• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Dạy học sinh kỹ năng lái xe máy, ngăn tai nạn

26/12/2024, 06:30

Chỉ trong thời gian ngắn, cả nước xảy ra gần 2.000 vụ TNGT liên quan đến trẻ em, làm chết 783 người và bị thương hơn 2.000 người. Theo các chuyên gia, giải pháp quan trọng nhất để ngăn thực trạng này là kiến thức và kỹ năng lái xe gắn máy cho các em.

Báo động TNGT lứa tuổi học sinh

Khoảng 11h45 ngày 6/12, hai nam sinh điều khiển xe máy lưu thông trên QL1B đoạn qua huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), do không làm chủ tay lái dẫn đến cả người và xe đều ngã. Đúng lúc này, xe tải BKS 20C-109.56 lưu thông theo chiều ngược lại đi đến, chèn qua. Hậu quả khiến một học sinh tử vong, một em bị thương nặng.

Dạy học sinh kỹ năng lái xe máy, ngăn tai nạn- Ảnh 1.

Việc hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh sẽ được triển khai ngay khi bắt đầu vào học THPT và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (ảnh minh họa)

Trước đó, ngày 17/10, trên quốc lộ 279 đoạn qua xã Lê Lợi (TP Hạ Long) xảy ra vụ TNGT liên hoàn giữa xe máy chở ba người và hai ô tô, khiến hai nam sinh lớp 9 tử vong, một em bị thương.

Theo thống kê của Cục CSGT, trong 10 tháng đầu năm 2024, có gần 70% số vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra tại các địa phương trên toàn quốc liên quan đến xe máy. Lực lượng CSGT cả nước đã xử lý hơn 90.000 trường hợp học sinh vi phạm, tạm giữ trên 50.000 xe mô tô. Trong đó, có khoảng hơn 45.000 trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển loại phương tiện này.

Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra gần 2.000 vụ TNGT liên quan đến trẻ em, làm chết 783 người và bị thương hơn 2.000 người, tăng hơn 170 vụ so với cùng kỳ.

Nguyên nhân do đâu?

Theo Cục CSGT, những hành vi vi phạm liên quan đến lứa tuổi học sinh lái xe gồm: Không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đi xe dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, không có giấy phép lái xe phù hợp. Đây là thực trạng đáng lo ngại và là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các vụ TNGT liên quan lứa tuổi học sinh gia tăng.

PGS.TS Nguyễn Minh Hiếu, trường Đại học GTVT nhìn nhận, hầu hết học sinh, đặc biệt lứa tuổi từ 16-18 đều chưa được trải qua một khóa học chuyên nghiệp và đầy đủ về cách sử dụng xe gắn máy và lưu thông như thế nào để an toàn trên đường.

Đáng chú ý, tình trạng phụ huynh còn thờ ơ, nuông chiều, cho phép con điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi và chưa có kỹ năng cũng là nguyên nhân khiến TNGT liên quan đến học sinh gia tăng.

Trung tá Tôn Văn An, Đội trưởng Đội CSGT - trật tự Công an TP Bắc Giang cho biết, việc CSGT phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về ATGT cho học sinh, sinh viên đã được Đội triển khai thực hiện tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp tác tích cực, cũng còn trường không thực sự quan tâm, điển hình như trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Bắc Giang. Số lượng học sinh của trường này chiếm đến 90% số học sinh vi phạm giao thông xử lý mỗi tuần. Thậm chí, khi lực lượng chức năng gửi thông báo yêu cầu phối hợp xử lý học sinh vi phạm cũng không thấy phản hồi.

Siết kỹ năng lái xe cho học sinh

Nghị định 151 của Chính phủ vừa được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2025, quy định cụ thể hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh sẽ được triển khai ngay khi bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Các kỹ năng sẽ được đào tạo cho học sinh bao gồm: Phương pháp nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm khi lái xe; cấu tạo và chức năng của các bộ phận xe gắn máy, phương pháp kiểm tra xe an toàn; văn hóa tham gia giao thông; trách nhiệm của người điều khiển xe cơ giới...

Bên cạnh đó, học sinh còn được hướng dẫn thực hành tư thế lên ngồi lái xe, xuống xe an toàn; Khởi hành, điều chỉnh tốc độ phù hợp, dừng xe an toàn; lái xe theo 4 hình mẫu: Đi qua hình số 8, đi qua vạch đường thẳng, đi qua đường có vạch cân, đi qua đường gồ ghề.

Nghị định cũng nêu rõ, thời gian hướng dẫn và đánh giá kỹ năng lái xe gắn máy an toàn theo hướng dẫn của cơ quan CSGT trực tiếp thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại cơ sở giáo dục.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hiếu, việc quy định học sinh phải học và đạt đánh giá về kỹ năng lái xe gắn máy an toàn trước khi điều khiển phương tiện này là cần thiết, tiệm cận với quy định tại các nước phát triển trên thế giới.

Cùng quan điểm, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cho rằng, quy định trên rất cần thiết, lấp khoảng trống quy định pháp luật trong công tác đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh.

Theo ông Tạo, cần nghiên cứu việc cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh, làm cơ sở để lực lượng chức năng kiểm tra khi học sinh tham gia giao thông trên đường.

Một chuyên gia giao thông đề xuất, cần gắn trách nhiệm của nhà trường trong việc đảm bảo TTATGT liên quan lứa tuổi học sinh. Nếu cơ sở giáo dục để học sinh vi phạm nhiều mà không có biện pháp chấn chỉnh, xử lý, cần làm rõ, xử lý trách nhiệm của lãnh đạo cơ sở giáo dục này.

Theo Trung tá Tôn Văn An, quy định mới sẽ là cơ sở để lực lượng chức năng tiếp tục đề nghị các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp triển khai.

Đối với các nội dung kiến thức cũng như các bài học kỹ năng, khi triển khai không gặp vướng mắc bởi đây đều là những nội dung đơn vị từng phối hợp với kỹ thuật viên các nhà sản xuất xe máy, công an các phường, xã triển khai hướng dẫn tại các trường học trên địa bàn.

Mặt khác, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và lực lượng CSGT bởi nếu không có sự hợp tác, lực lượng CSGT rất khó triển khai.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.