• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đặt tên “điểm đen" đường thủy, chốt quy trình xử lý

07/01/2018, 11:22

Bộ GTVT ban hành tiêu chí xác định "điểm đen" TNGT đường thủy, đồng thời quy định rõ trách nhiệm xử lý.

IMG_4994

Khu vực luồng qua cầu Việt Trì và Hạc Trì trên sông Lô có dòng chảy phức tạp trong thời điểm nước trung, nước lũ

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 50  (có hiệu lực thi hành từ 15/2/2018) quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy đang được quản lý và khai thác vận tải. Trong đó nêu rõ, vị trí nguy hiểm trên đường thủy là "điểm tiềm ẩn TNGT" hoặc "điểm đen" TNGT đường thủy.

Điểm tiềm ẩn TNGT được xác định trong các trường hợp: một trong các kích thước luồng (chiều sâu, bề rộng, bán kính cong) tại các bãi đá ngầm, bãi cạn, đoạn cạn và vật chướng ngại nhỏ hơn quy định; một trong các kích thước của khoang thông thuyền qua cầu hoặc công trình vượt sông nhỏ hơn cấp quy định; tại trụ cầu, khoang thông thuyền có dòng chảy xiên; dòng chảy xiết, xoáy, tầm nhìn hạn chế; khu vực giao cắt giữa đường thủy hoặc luồng hàng hải, vùng nước cảng biển có tầm nhìn hạn chế.

Điểm đen TNGT được xác định khi tại điểm tiềm ẩn TNGT xảy ra 1 vụ TNGT gây chết người hoặc 2 vụ TNGT trong vòng 1 năm (tính từ 16/12 năm trước đến hết 15/12 năm sau); hoặc trường hợp tại vị trí xảy ra 1 vụ TNGT trở lên nhưng có 2 yếu tố của tiềm tiềm ẩn TNGT.

Về trách nhiệm xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đường thủy, Thông tư quy định việc xử lý do các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa (Chi cục, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Sở GTVT hoặc đơn vị trực thuộc Sở GTVT) thực hiện.

Trình tự xử lý gồm 6 bước: xác định sơ bộ và thống kê; Khảo sát hiện trường, thu thập hồ sơ, tài liệu; Xác định nguyên nhân; Xếp hạng ưu tiên xử lý và biện pháp khắc phục; xử lý; theo dõi và đánh giá kết quả. 

Nguồn vốn xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa được bố trí từ nguồn ngân sách của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.