• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Dân ở đây có sao đâu, toàn người nơi khác đến bị tàu đâm…

21/10/2019, 07:37

Những tưởng sau cuộc ra quân quyết liệt giải tán tụ điểm “cà phê đường tàu”, mọi chuyện xung quanh đã lắng xuống, nhưng thực tế không phải vậy.

Hành lang đường sắt khu vực “cà phê đường tàu” thông thoáng sau đợt ra quân của ngành chức năng TP Hà Nội. Ảnh: B.H

Sáng 20/10, trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện cư dân xóm “cà phê đường tàu”, thuộc địa bàn phường Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, đã làm đơn kêu cứu gửi Chính phủ, Bộ GTVT và chính quyền địa phương, đề xuất được kinh doanh trở lại.

Để được kinh doanh, họ đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như an toàn đường sắt như: Tự dựng barie trước khu vực cửa nhà để ngăn không cho hành khách bước ra khu vực đường ray, lắp camera giám sát để biết trước mỗi khi có tàu đến nhằm cảnh báo cho người dân và du khách… Các camera này cũng dùng để giám sát phạt nguội các hộ kinh doanh nếu có vi phạm; tái phạm nhiều lần sẽ cấm kinh doanh vĩnh viễn.

Nghe qua, tưởng các giải pháp như vậy cũng ổn. Lại có ý kiến cho rằng: Dân người ta sống ở khu vực này có sao đâu, có tai nạn đâu, việc gì phải “gắt”? Lạ là, ý kiến kiểu này như câu trả lời được soạn sẵn cho những hộ dân bám hành lang đường sắt sinh sống, vi phạm an toàn hành lang trên các tuyến đường sắt.

Khi phóng viên hỏi: “Ông bà nghĩ sao về việc sinh sống, mở hàng quán sát đường tàu, nguy hiểm như vậy?”, nhiều người vô tư trả lời: “Dân ở đây có sao đâu. Toàn người ở đâu đến bị tàu đâm”.

Phải chăng, người bị nạn không phải người thân của họ nên họ có thái độ chủ quan, bàng quan như vậy?

Trong khi đó, thực tế đã xảy ra không ít vụ tai nạn tàu đâm vì sự chủ quan kiểu này. Còn nhớ, cách đây chừng 5-6 năm, đã xảy ra vụ tàu đâm một em bé khoảng 2 tuổi ở miền Trung. Nhà bé sát đường tàu. Hôm đó, mẹ đang mải việc nhà, không để ý, bé đi ra đường tàu chơi lúc nào không hay nên đã bị tàu đâm. Em bé may mắn thoát chết nhưng bị tàn phế.

Hay gần đây nhất, ngày 3/8, trên địa bàn xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, xảy ra vụ tai nạn đường sắt thương tâm. Một em học sinh vừa hoàn thành chương trình trung học cơ sở, khi đi chăn bò gần đường tàu, ngồi sát đường ray, rảnh rỗi liền lấy điện thoại ra chơi. Lúc này, đoàn tàu chạy theo hướng Bắc - Nam đi qua đã hút em vào gầm. Vụ tai nạn khiến em tử vong tại chỗ.

Có lẽ, chỉ khi nào chính người dân sống ở khu vực này có nhận thức đúng, tự bảo vệ bản thân và bảo vệ mọi người xung quanh, thay vì chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi ích kinh tế; may ra mới không còn những vụ tai nạn thương tâm như trên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.