• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đắk Lắk: Đường sình lầy, nông sản bị thương lái ép giá

19/09/2023, 12:36

Đường liên xã xuống cấp khiến giao thông đi lại khó khăn và mất ATGT, hệ lụy kéo theo các mặt hàng nông sản của người dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá thấp, đời sống càng thêm khó khăn.

Đường xuống cấp, nông sản bán bị ép giá

Theo phản ánh, nhiều năm qua, tuyến đường liên xã Ea Rốk - Ia Rvê nối tỉnh lộ 1 với quốc lộ 14C (thuộc huyện biên giới Ea Súp, Đắk Lắk) bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Đường tan nát, nông sản của dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá - Ảnh 1.

Mặt đường lầy lội, dày đặc hố sâu khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Ảnh: Ngọc Hùng

Đặc biệt, mặt đường phá vỡ kết cấu, hư hỏng lớn, lầy lội nên việc vận chuyển vật tư, nông sản của người dân làm ra như bắp, mì, điều… bị các thương lái thu mua ép giá thấp khiến cuộc sống của người dân vùng biên giới càng thêm khó khăn.

Theo ghi nhận, tuyến đường liên xã Ea Rốk - Ia Rvê có chiều dài khoảng 20km, từ tỉnh lộ 1 (ngã ba Quảng Đại, xã Ea Rốk) dẫn vào xã Ia Rvê (giao với quốc lộ 14C) đang triển khai thi công nâng cấp, sửa chữa khoảng 7km đầu tuyến. 

Đoạn còn lại bắt đầu từ Nhà máy mía đường Đắk Lắk (xã Ya Tờ Mốt) toàn bộ mặt đường nhựa bị bong tróc, chằng chịt "ổ voi, ổ gà" và hố sâu. 

Càng đi về hướng xã Ia Rvê mặt đường hầu như không còn đoạn "lành lặn" khiến các phương tiện di chuyển nhích từng tí.

Đường liên xã Ea Rốk - Ia Rvê xuống cấp nghiêm trọng. Video: Ngọc Hùng

Chị Lê Thị Dung (người dân thôn 7, xã Ia Rvê) than thở: "Con đường hư hỏng từ nhiều năm nay, mùa nắng thì bụi bặm mùa mưa thì lầy lội khiến người dân, học sinh đi lại rất khó khăn. Khổ hơn, do đường sá đi lại khó khăn nên bắp, mì của người dân bị thương lái ép, mua với giá thấp. 

Nếu đường sá thuận lợi, bắp người dân bán cho thương lái với giá 4.000-5.000 đồng/kg, nhưng hiện họ chỉ mua với giá 3.500 đồng/kg. Trong khi đó, các mặt hàng hóa khác vận chuyển vào lại bán với giá cao khiến cuộc sống của người dân đã khó lại càng chật vật".

Cũng theo chị Dung, vào mùa nắng thì đá bong tróc lởm chởm, mùa mưa thì dày đặc hố sâu, người thường xuyên đi lại còn biết được hố nào nước sâu, hố nào nông để còn né tránh. Còn người lạ đi vào đoạn đường, không quen đường té ngã "như cơm bữa", nhẹ thì ướt quần áo, nặng thì xây xát, bị thương.

Đường tan nát, nông sản của dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá - Ảnh 3.

Đường lầy lội khiến việc vận chuyển vật tư, nông sản của người dân rất khó khăn. Ảnh: Ngọc Hùng

Tương tự, bà Nguyễn Thị Kim Loan (ngụ xã Ia Rvê) cho hay: "Tuyến đường quanh năm lầy lội nên vào mùa thu hoạch, nông dân phải mướt mồ hôi mới đưa được nông sản về nhà. Đặc biệt, phụ nữ hoặc người lớn tuổi đi xe máy trên đường này thường xuyên bị ngã, nhất là về ban đêm. 

Ngoài ra, xe ô tô gầm thấp di chuyển thường xuyên rớt hố, phải thuê xe máy cày kéo lên mới tiếp tục đi được.

Đường tan nát, nông sản của dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá - Ảnh 4.

Tuyến đường chằng chịt "ổ voi, ổ gà", lầy lội nên việc vận chuyển khó khăn khiến nông sản của người dân làm ra bị thương lái mua ép giá thấp. Ảnh: Ngọc Hùng

Xin đá vá đường cho dân đi 

Chủ tịch UBND xã Ia Rvê Hoàng Văn Lâm cho biết: "Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh về đường sá xuống cấp, nông sản bị thương lái ép giá, UBND huyện có quan tâm, yêu cầu xã kiểm tra rà soát, để bổ sung một phần kinh phí nhằm hỗ trợ đổ đất cấp phối, lu lèn để đảm bảo giao thông đi lại".

Cũng theo ông Lâm, trong mấy năm qua, tuyến đường được địa phương đầu tư nâng cấp sửa chữa nhiều, bên cạnh việc sửa chữa của huyện thì xã cũng kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn, cùng phối hợp với hai đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn sửa chữa để đảm bảo giao thông đi lại cho người dân.

Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, địa phương chủ yếu xin đá cấp phối của hai mỏ đá trên địa bàn vá các hố sâu và lu lèn nhằm đảm bảo giao thông tạm cho người dân lưu thông cũng như vận chuyển nông sản. Tuy nhiên, việc sửa chữa đường chỉ đảm bảo lưu thông được trong một mùa, mưa xuống lại hư hỏng.

"Trong năm nay, đường xuống cấp nặng thêm, xã cũng đã có văn bản gửi hai mỏ đá đóng trên địa bàn xin 200 khối đá để khắc phục sửa chữa "ổ voi, ổ gà". Tuy nhiên, do thời tiết mưa kéo dài nên chưa thực hiện được", chủ tịch UBND xã Ia Rvê nói.

Đường tan nát, nông sản của dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá - Ảnh 5.

Toàn bộ tuyến đường xuống cấp, không còn vị trí "lành lặn" để đi. Ảnh: Ngọc Hùng

Ông Ngô Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Ea Súp thừa nhận: "Tuyến đường từ ngã 3 Quảng Đại (xã Ea Rốk) đi quốc lộ 14C (xã Ia Rvê) là một trong những tuyến đường quan trọng có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhưng thời gian qua đã xuống cấp trầm trọng khiến việc đi lại, vận chuyển nông sản, vật tư sản xuất của người dân gian nan".

"Tình trạng đường xuống cấp, có những đoạn đi không nổi, không những ảnh hưởng đến người dân mà chính xe của cán bộ xuống địa bàn làm việc cũng phải 'bò'", ông Thắng nói.

“Trong lúc, nguồn lực của địa phương không làm nổi, phải trông chờ vào tỉnh, nhưng việc đầu tư không đồng bộ - cứ làm khúc này xong thì hỏng khúc khác nên dân đi lại rất khổ”, ông Ngô Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Ea Súp nói.

Cũng theo ông Thắng, tuyến đường từ ngã 3 Quảng Đại đi quốc lộ 14C có chiều dài 22km. Hiện, đã được UBND tỉnh đầu tư giai đoạn 1 từ ngã 3 Quảng Đại đến Nhà máy mía đường với chiều dài 7,13km, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.

Đối với đoạn tuyến còn lại, (giai đoạn 2) đã có dự án và sẽ được bố trí vốn trong giai đoạn tiếp theo. Trước thực trạng xuống cấp như hiện nay, UBND huyện sẽ đề nghị UBND tỉnh quan tâm, sớm bố trí vốn đầu tư hoàn thiện tuyến đường để người dân đi lại thuận lợi. Đồng thời, trong lúc chờ đầu tư, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục tạm để người dân lưu thông.

Một số hình ảnh PV Báo Giao thông ghi nhận tuyến đường:

Đường tan nát, nông sản của dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá - Ảnh 6.

Tài xế tránh hố sâu khiến giao thông trên tuyến đường bị hỗn loạn. Ảnh: Ngọc Hùng


Đường tan nát, nông sản của dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá - Ảnh 7.

Mặt đường nhựa đã "biến" thành đường đất lầy lội. Ảnh: Ngọc Hùng

Đường tan nát, nông sản của dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá - Ảnh 8.

Xe ô tô và người đi xe máy thường xuyên xung đột vì không thể tránh nhau. Ảnh: Ngọc Hùng

Đường tan nát, nông sản của dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá - Ảnh 9.

Theo người dân địa phương, những người phụ nữ tay lái yếu di chuyển trên tuyến đường ngã "như cơm bữa", đặc biệt vào ban đêm. Ảnh: Ngọc Hùng

Đường tan nát, nông sản của dân bán ra bị thương lái thu mua ép giá - Ảnh 10.

Mặt đường bị cày xới, lởm chởm đá. Ảnh: Ngọc Hùng

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.