• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đại họa công nông: Cách nào ngăn xe "toàn không" ra quốc lộ?

09/12/2015, 09:40

Không đèn, không xi nhan, không còi, kết cấu xe dài, người điều khiển không có GPLX... xe công nông phi ra quốc lộ.

6

Xe công nông chở khoảng chục người chạy tốc độ 40 - 50 km/h trên đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên - Ảnh: T.VY

Cấm xe công nông chở người lưu thông trên quốc lộ

Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay có khoảng 30 người tử vongTNGT khi sử dụng xe công nông lưu thông trên đường. Cá biệt, có nhiều trường hợp tử vong 3 - 5 người. Còn nhiều trường hợp va chạm nhẹ nhưng khó thống kê đầy đủ.

"Lượng xe công nông và người lái được cấp giấy phép đến nay chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với con số hàng chục nghìn xe trên toàn tỉnh. Dù người dân có thi GPLX, đưa phương tiện đi đăng ký, được quán triệt về việc lưu hành trên đường, nhưng họ vẫn phải đi làm, vẫn phải đến rẫy và sử dụng xe công nông. Lực lượng CSGT phát hiện vi phạm, nhưng để xử lý cũng không đơn giản”.

Ông Phạm Hiếu Trình
Chánh văn phòng
Ban ATGT tỉnh Gia Lai

Trước thực trạng này, ngày 28/11, Chủ tịch UBND, Trưởng ban ATGT tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đã có công điện gửi Ban ATGT, công an tỉnh, chủ tịch các huyện, thành phố, thị xã, yêu cầu: “Nghiêm cấm xe công nông chở người; Xe công nông lưu thông trên quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn, thị xã, thành phố”. Chủ tịch tỉnh cũng chỉ đạo lực lượng CSGT, TTGT tuần tra kiểm soát và buộc người dân ký cam kết không tái phạm…

Đầu tháng 12, ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT Gia Lai liên tục sử dụng xe ô tô biển số trắng đi dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ để thị sát tình hình sử dụng xe công nông. Đến địa phương nào phát hiện loại phương tiện này chở người lưu thông trên quốc lộ, ông Quế gọi điện cho trưởng công an huyện hoặc đội trưởng các đội TTKS yêu cầu chấn chỉnh người dân, không cho lưu thông.

Ông Quế cho biết, trong hai ngày 1-2/12, dọc QL19 từ Pleiku đi Đức Cơ đã phát hiện hàng chục xe công nông chở người lưu thông. Ông trực tiếp yêu cầu đoàn liên ngành Công an và TTGT ngăn đoàn xe này lại, giải thích cặn kẽ các quy định cho người sử dụng xe công nông chở người đi trên quốc lộ, đồng thời yêu cầu người dân ký cam kết không tái phạm.

Khó phân biệt, khó xử lý

Theo Sở GTVT Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh này, hiện có khoảng 78.808 xe công nông đang hoạt động có đăng ký. Ngoài ra, còn rất nhiều xe không đăng ký, hoạt động ở vùng nông thôn, gây mất ATGT và khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý.

2
Có gia đình còn mắc võng trên công nông để di chuyển khắp nơi

Trao đổi với Báo Giao thông, Trung tá Võ Hoài Giang, Phó trạm trưởng Trạm CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, tình trạng xe công nông lưu thông trên địa bàn hiện đang rất phức tạp và khó xử lý. “Từ đầu năm đến nay, Trạm CSGT tỉnh đã xử lý và lập biên bản 146 trường hợp, trong đó có các lỗi vi phạm như: Chở người trên thùng (36 trường hợp), không có GPLX (21 trường hợp), không có chứng nhận đăng ký (18 trường hợp), không có chứng nhận bảo hiểm (51 trường hợp) và lỗi khác là 20 trường hợp”, ông Giang nói.

Ông Phạm Hiếu Trình, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết, trước đây vẫn gọi nôm na các loại xe có càng, kéo theo rơ-moóc (thùng) phía sau và sử dụng loại máy đa mục đích như DongFeng của Trung Quốc là xe công nông. Nhưng thực tế trong nhóm này không phải loại nào cũng bị cấm lưu thông trên quốc lộ. “Tuy nhiên, dù được phép lưu hành hay không, tất cả các loại xe này đều rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT do đặc thù địa hình Tây Nguyên và kết cấu của xe”, ông Trình nói và cho biết, tại Tây Nguyên đã tổ chức nhiều hội thảo tìm giải pháp thay thế xe công nông mà bà con sử dụng lâu nay, nhưng đến giờ xe công nông vẫn là phương tiện khó thay thế.

3
Mang cả công nông đi chở hàng hóa thuê giữa phố

“Xe công nông rất nguy hiểm khi ra đường là do hầu hết xe “toàn không”: Không đèn, không xi nhan, không còi, kết cấu xe dài, người điều khiển không có GPLX… Có khi trẻ con mới 13 - 15 tuổi cũng lái được”, ông Trình nói.

Để quản lý xe công nông, UBND tỉnh Gia Lai và các đơn vị như Ban ATGT, lực lượng CSGT đã triển khai nhiều biện pháp như tiến hành đăng ký phương tiện, yêu cầu người điều khiển thi GPLX, tổ chức dán tấm phản quang lên đầu và đuôi xe công nông, nhưng theo ông Trình chưa mang lại nhiều hiệu quả. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.