• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Đà Lạt hỏi ý kiến người dân trước 6 tháng mới quyết định lắp đèn xanh đỏ

ATGT địa phương

Đà Lạt hỏi ý kiến người dân trước 6 tháng mới quyết định lắp đèn xanh đỏ

06/10/2021, 21:10

Vì nét văn hóa đặc trưng nên TP Đà Lạt mất 6 tháng lấy ý kiến người dân và các chuyên gia để tìm giải pháp cho việc lắp đèn tín hiệu giao thông.

Ngày 6/10, hệ thống đèn tín hiệu giao thông đầu tiên đã được lắp đặt ở nút giao thông lớn mới cải tạo xong ở TP Đà Lạt là Hoàng Văn Thụ - Trần Phú - 3 Tháng 2, tuy nhiên chưa đấu nối điện để đưa vào hoạt động.

Đèn tín hiệu giao thông Đà Lạt có những hoa văn đẹp phù hợp với thành phố Ngàn hoa

Nhiều năm tranh luận chuyện đèn xanh đỏ

Một công nhân đang thi công cho biết, dự kiến vào đầu tuần tới, đèn xanh đỏ mới chính thức hoạt động. Trưa 6/10, nhiều người đang điều khiển phương tiện giao thông bất ngờ thấy đèn xanh đỏ (tuy chưa sáng) cũng giật mình dừng lại theo quán tính.

Theo quan sát của PV Báo Giao thông, trụ đèn được lắp không giống với các trụ đèn xanh đèn đỏ phổ biến. Trụ màu nâu đỏ, có bảng số đếm ngược. Ngay vị trí có cụm đèn đỏ - xanh - vàng có gắn thêm một tấm thép sơn vàng, viền xanh, có đục lỗ. Tấm thép này được cắt thành 8 đường cong nối vào nhau được xem là điểm nhấn khiến trụ đèn trở nên khác biệt với các loại trụ đèn phổ biến.

Từ 3 năm trước, Sở GTVT đã có ý kiến trong nhiều cuộc họp của tỉnh Lâm Đồng về việc nên xem xét lắp đèn xanh đỏ ở một số điểm giao cắt giữa các tuyến phố. Sở GTVT đã có những con số rất cụ thể để chứng minh cho việc ùn tắc giao thông tại Đà Lạt và nên có đèn xanh đỏ.

Ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng Ban ATGT tỉnh Lâm Đồng cho biết, trước kia Đà Lạt được quy hoạch với chức năng thành phố nghỉ dưỡng cao cấp với mật độ dân số thấp (khoảng 90.000 dân). Do đó đường phố nhỏ hẹp, uốn lượn quanh co theo các triền đồi cho thơ mộng.

Hiện dân số đã lên đến khoảng 250.000 người và mỗi năm đón thêm từ 4-6 triệu lượt du khách. Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều khiến nhiều tuyến đường bị quá tải dẫn đến ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Do đó, việc lắp đèn xanh, đèn đỏ để điều tiết giao thông là cần thiết.

Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi, cán bộ về hưu vẫn muốn Đà Lạt giữ được nét đặc trưng, thơ mộng không cần đèn đỏ.

Cụ Nguyễn Văn Tiếp (70 tuổi, trú phường 1, TP Đà Lạt cho biết: “Chính quyền nên xây dựng các bến xe dưới chân đồi, đầu thành phố, rồi tổ chức xe trung chuyển du khách lên núi vào trung tâm đô thị sẽ giải quyết được vấn nạn ùn tắc giao thông”.

Đèn xanh đỏ tại một nút giao ở Đà Lạt

Chị Ty Ty, quê Gia Lai thường sang Đà Lạt du lịch và tìm mua hoa lan về bán, thắc mắc: “Đà Lạt là thành phố duy nhất của cả nước không có đèn giao thông. Đây cũng là 1 trong nhiều lý do du khách thích Đà Lạt, là điểm khác biệt, nổi trội của Đà Lạt so với các tỉnh, thành khác. Nếu lắp đặt, tình hình giao thông có chắc chắn được cải thiện hay không, thay vào đó chúng ta có thể áp dụng các giải pháp khác. Việc lắp đặt rất dễ dàng nhưng cái mất đi cũng không ít. Hãy giữ lại chút gì đó cho Đà Lạt”.

Hầu hết người dân Đà Lạt đồng tình

Nhiều du khách vẫn muốn Đà Lạt là thành phố "ba không": Không đèn xanh đèn đỏ, không xích lô, không máy lạnh. Trong khi, nhiều người dân Đà Lạt lại mong muốn phố núi sớm được lắp đặt đèn xanh, đèn đỏ vì họ quá ngán ngẩm cảnh tắc đường, kẹt xe, đặc biệt vào những ngày lễ, Tết và mùa cao điểm du lịch.

Ông Mai Văn Bảo (ngụ P.9, TP. Đà Lạt) cho rằng: “Đã đến lúc cần thay đổi, nếu cứ giữ đặc trưng “3 không” cho Đà Lạt sẽ gây phiền toái cho nhiều người. Đèn xanh, đèn đỏ là phương tiện, công cụ điều tiết giao thông thay con người…”.

Anh Trần Xuân Anh cũng tán thành: “Là một người dân của Đà Lạt, tôi rất ủng hộ và mong việc lắp đèn xanh, đèn đỏ tại thành phố này sớm được thực hiện cho dân đỡ khổ”.

Có đến 7 nút giao thông trên đường phố Đà Lạt có đèn xanh đỏ trong năm 2021

Vì có nhiều ý kiến trái chiều nên ngay từ đầu tháng 1/2021, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Xây dựng lựa chọn thời điểm phù hợp, lấy ý kiến người dân, cán bộ đảng viên, chuyên gia giao thông, cán bộ lão thành... các sở, ngành về việc lắp đèn tín hiệu giao thông ở một số điểm có mật độ giao thông cao gắn với xây dựng phát, triển đô thị thông minh trên địa bàn TP Đà Lạt.

Đến ngày 9/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp có Văn bản số 61/TB-UBND chỉ đạo Sở GTVT nghiên cứu việc lắp đặt đèn xanh đèn đỏ ở một số điểm có mật độ giao thông cao tại TP. Đà Lạt, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 3/2021.

Ngay lập tức, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng lập đề án để thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng lấy ý kiến của các tổ chức, đoàn thể và người dân TP Đà Lạt về việc lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại 7 điểm có mật độ giao thông cao, thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông vào giờ cao điểm và những dịp cuối tuần, lễ Tết… Kết quả hầu hết người dân và các tổ chức đều đồng tình việc lắp đèn xanh đỏ.

Dự kiến trong năm 2021, Đà Lạt sẽ cải tạo và lắp thêm đèn giao thông tại 7 vị trí. Tổng kinh phí dự kiến hơn 142,7 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, hoàn thành ngay trong năm 2021. Các địa điểm gồm khu vực Kim Cúc; nút giao Phan Chu Trinh; Phan Chu Trinh - Trần Quý Cáp; Ngã Năm Đại Học; nút giao Trần Phú - Đào Duy Từ - Bà Triệu, nút giao Hải Thượng - 3/2 và nút giao Hoàng Văn Thụ - 3/2.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.