• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

CSGT cả nước tập trung xử lý “ma men” lái xe

20/01/2017, 09:42
image

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CSGT và các lực lượng hỗ trợ khác là huy động tối đa quân số...

3

CSGT Nghệ An kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển xe gắn máy trên QL7 - Ảnh: Thủy Tiên

Nóng tai nạn giao thông do rượu bia cận Tết

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CSGT và các lực lượng hỗ trợ khác là huy động tối đa quân số tuần tra kiểm soát và xử nghiêm vi phạm nồng độ cồn để đảm bảo ATGT, kéo giảm TNGT dịp Tết.

“Ma men” khó thoát

Những ngày qua, PV Báo Giao thông theo chân Tổ Tuần tra kiểm soát (TTKS), Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Đội CSGT Công an huyện Con Cuông, tổ chức lập chốt, bắt “ma men” trên tuyến QL7. Thượng úy Hoàng Mạnh Hùng, Đội phó Đội TTKS giao thông 1.7 cho biết, khoảng một tiếng đầu giờ trưa và đầu buổi tối là khung giờ cao điểm người điều khiển phương tiện thường sử dụng rượu, bia. Trong vòng một giờ, Tổ TTKS đã kiểm tra 15 trường hợp, trong đó có 4 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

13h10, xe máy BKS 37C1-071.87 do anh Lương Văn Sáng (SN 1982, dân tộc Thái, trú xã Yên Khê, Con Cuông) điều khiển, chở bố chạy xe rất nhanh qua chốt TTKS. Ngay lập tức, tổ công tác ra tín hiệu dừng xe, yêu cầu anh Sáng đo nồng độ cồn. Kết quả cho thấy, nồng độ cồn trong hơi thở của anh Sáng vượt quá 0,25mg/lít khí thở. Thời điểm kiểm tra, anh Sáng không xuất trình được GPLX. Tổ công tác đã lập biên bản tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước GPLX 4 tháng, phạt 3 triệu đồng.

Chưa đầy nửa tiếng sau, anh Lang Văn Thắng (SN 1974, dân tộc Thái, trú xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn) điều khiển mô tô BKS BKS 37B1-455.97 không đội MBH, vi phạm nồng độ cồn 0,447mg/lít khí thở. Khi bị tạm giữ phương tiện, anh Thắng một mực xin Tổ TTKS ngồi nghỉ ngơi cho hết men rượu rồi đưa xe về. Tuy nhiên, Tổ TTKS giải thích đây là quy định bắt buộc nhằm ngăn chặn các nguy cơ TNGT và tạo tính răn đe cho người tham gia giao thông.

“Ở các huyện miền núi, đa phần người dân thiếu hiểu biết pháp luật, lại sẵn hơi men nên thường tìm cách chống đối, vì thế việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong lúc TTKS, xử lý, lực lượng chức năng phải mềm mỏng, giải thích cặn kẽ, để người vi phạm hiểu và chấp hành. Vào dịp cuối năm, chúng tôi làm mạnh, xử nghiêm để ngăn chặn TNGT”, Thượng úy Hùng nói.

Tương tự tại Lào Cai, 20h ngày 17/1, Tổ TTKS Đội CSGT TP Lào Cai gồm 12 cán bộ, chiến sỹ do Trung tá Lã Tiến Dũng, Đội phó Đội CSGT TP Lào Cai làm Tổ trưởng làm nhiệm vụ trên đường Nguyễn Huệ phát hiện ô tô BKS 24N-5886 do anh Nguyễn Văn Hải điều khiển. Tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe, yêu cầu tài xế thực hiện kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, tài xế Hải không hợp tác, lớn tiếng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng. Sau một hồi khuyên ngăn, tổ công tác đã tiến hành cưỡng chế, áp giải lái xe về trụ sở công an thành phố. Đến 20h47, tài xế Hải được lực lượng chức năng đưa ra chốt kiểm soát để tiến hành đo nồng độ cồn. Quá trình kiểm tra, chỉ số nồng độ cồn trong máu của lái xe Hải là 0,238mg/lít khí thở. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản xử phạt, tạm giữ 1 GPLX, 1 ô tô và xử phạt VPHC 2,5 triệu đồng đối với tài xế Hải.

Một trường hợp khác, tổ công tác tiến hành dừng xe ô tô BKS 24C-072.27 do anh Nguyễn Duy Hưng (trú tại phường Pom Hán, TP Lào Cai) điều khiển. Sau khi đo nồng độ cồn cho chỉ số 0,156 mg/l, anh Hưng liên tục bỏ ra ngoài gọi điện thoại nhờ người giúp đỡ. Với tinh thần xử lý quyết liệt, Tổ công tác đã yêu cầu anh Hưng trở lại bàn lập biên bản làm việc nghiêm túc. Với lỗi vi phạm này, anh Hưng bị tạm giữ 1 GPLX, 1 ô tô và nộp phạt VPHC 2,5 triệu đồng.

Trung tá Lã Tiến Dũng cho biết, để đảm bảo ATGT dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đơn vị đã tổ chức đợt cao điểm ra quân xử lý vi phạm sử dụng rượu, bia khi lái xe bắt đầu từ ngày 7/1. “Mỗi ca kiểm soát nồng độ cồn, tổ công tác tiến hành kiểm tra khoảng 250 lượt xe, trong đó trung bình có khoảng 3-4 trường hợp vi phạm, có ngày phát hiện 5-6 trường hợp. Những trường hợp này chủ yếu vi phạm ở mức trung bình đến tối đa. Về cơ bản, người dân đã có ý thức tự giác chấp hành khá tốt quy định này”, Trung tá Dũng nói.

Xem thêm video:

Phạt nghiêm vi phạm từ thành thị đến nông thôn

Chia sẻ về vấn đề đảm bảo ATGT trong dịp Tết sắp tới, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, Tết Nguyên đán là dịp để người dân có dịp gặp gỡ, giao lưu, liên hoan, chúc mừng năm mới nên việc uống rượu, bia là một phần của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là dịp vi phạm nồng độ cồn điều khiển xe dẫn đến TNGT chiếm tỷ lệ cao. Riêng dịp Tết, có đến 60% số ca TNGT cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) liên quan đến người điều khiển giao thông sử dụng rượu, bia.

“Khi đã uống rượu, bia vượt mức cho phép, người điều khiển phương tiện sẽ không kiểm soát được hành vi, dẫn đến không tuân thủ các quy tắc giao thông như: Phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng. Khi đó, hậu quả TNGT sẽ rất nghiêm trọng”, ông Thái nói và cho biết, trong dịp Tết Đinh Dậu, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ cùng các bộ, ngành chỉ đạo các địa phương, các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt các hành vi vi phạm giao thông. Trong đó, đặc biệt tập trung xử phạt những hành vi vi phạm nồng độ cồn, nhất là khu vực nông thôn.

“Các địa phương sẽ tăng cường lực lượng TTKS để tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn không chỉ ở cấp tỉnh mà xuống tận cấp huyện, xã để kéo giảm TNGT khu vực nông thôn; Đồng thời, tập trung tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, phường để phổ biến, vận động người dân thực hiện “Uống có trách nhiệm” và thực hiện phương châm “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”, ông Thái nói thêm.

Trong khi đó, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Tuyên truyền, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, từ thực tế TTKS những năm trước, năm nay Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc nghiêm túc thực hiện, cả các dịp trước, trong và sau Tết để xử lý vi phạm nồng độ cồn. Trong quá trình tuần tra xử lý vi phạm, CSGT sẽ bố trí kết hợp với các lực lượng như: Cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát hình sự.

“Quá trình kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông, đòi hỏi phải có nhiều lực lượng, vì thực tế cho thấy, dịp Tết thường xuất hiện rất nhiều đối tượng say bia, rượu, càn quấy, cố tình không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra. Đặc biệt năm nay, không chỉ có khu vực đô thị mà đối với các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi, CSGT đều bố trí đầy đủ lực lượng để kịp thời xử lý “ma men”, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ TNGT có nguyên nhân từ bia, rượu”, Thượng tá Nhật nói.

Tại TP.HCM, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng Ban ATGT TP HCM cho biết, để đảm bảo ATGT trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, CSGT thành phố sẽ tăng cường tối đa công tác TTKS và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn. TP.HCM sẽ áp dụng mô hình tổ công tác phối hợp giữa CSGT với cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, người dân và sự tham gia của truyền thông. CSGT sẽ tiến hành kiểm tra liên tục xuyên đêm từ 20h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.

Không đôi co với người say rượu

Đại tá Đỗ Văn Huyền, Trưởng phòng CSGT Bắc Giang cho biết, cán bộ chiến sỹ CSGT đã được quán triệt về tư thế, lễ tiết, tác phong, phải đảm bảo đủ trình độ, năng lực, tỉnh táo trong đấu tranh với người vi phạm và thực hiện nghiêm quy tắc “không đôi co với người say rượu, bia”. Không chỉ liên tục thay đổi địa điểm kiểm tra, xử lý vi phạm, CSGT còn bố trí lực lượng mật phục, hóa trang tại các điểm, khu vực quán rượu, bia, ngay khi người điều khiển phương tiện rời quán trong tình trạng đã sử dụng rượu, bia, lực lượng này sẽ báo cho tổ công tác tại các chốt TTKS để tiến hành dừng xe, kiểm tra”.

Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn có thể bị xử lý hình sự

Đại úy Đào Công Hiểu, Đội trưởng Đội CSGT Trung tâm và dẫn đoàn (Phòng CSGT Quảng Ninh) cho biết, không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn được xem là hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ, sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị xử lý hình sự. Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc, nỗ lực của lực lượng chức năng, điều quan trọng hơn cả là ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT của mỗi người khi tham gia giao thông. Vì một mùa xuân an toàn, mọi người hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông.

CSGT linh động di chuyển vị trí xử lý nồng độ cồn

Trung tá Phan Văn Thương, Phó Phòng PC67 TP Đà Nẵng cho hay, lực lượng CSGT tại tất cả các trạm, quận, huyện trên địa bàn TP vừa triển khai cán bộ lập chốt kiểm tra nồng độ cồn từ 19h - 23h hàng ngày, duy trì trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Các chốt trực cũng linh động di chuyển để không tạo phản cảm trong nhân dân. Thực tế TTKS, chúng tôi nhận thấy ý thức người dân tốt dần lên. Đương nhiên vẫn còn một số người cự cãi, không chịu chấp hành, nhưng chúng tôi kiên quyết xử lý, không bỏ sót người vượt mức nồng độ cồn tham gia giao thông. Việc kiểm tra nồng độ cồn cần nhiều cán bộ hơn bình thường vì đối tượng bị xử phạt trong tình trạng say xỉn, hạn chế về kiểm soát hành vi.

PV (Ghi)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.