• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Còn 174 đường ngang mất an toàn cần cảnh giới

15/12/2015, 18:12

Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đến nay vẫn còn 174 đường ngang mất an toàn cần cảnh giới.

con-174-duong-ngang-can-cho
Tại những điểm đường ngang có nguy cơ mất ATGT cao rất cần người cảnh giới để đảm bảo ATGT đường sắt(Trong ảnh: Cứu hộ vụ TNGT đường sắt tại Nam Định hồi tháng 9 năm 2014. Nguyên nhân đường ngang không có người cảnh giới khiến xe ô tô tự ý đỗ trên đường ngang và bị tàu đâm). Ảnh: Lê Phong

Đến nay, 33 tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua mới tổ chức được 117 điểm chốt gác tại các đường ngang có nguy cơ cao mất ATGT đường sắt. Trong đó Thanh Hóa tổ chức được nhiều điểm chốt gác nhất với 13 điểm, tiếp sau là Đà Nẵng và Hà Nội mỗi địa phương tổ chức được 12 điểm cảnh giới đường ngang.

Đáng chú ý là nhiều địa phương gia tăng TNGT đường sắt trong thời gian qua như Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị... lại không tổ chức được một chốt gác nào.

Đặc biệt là Phú Thọ trong năm 2015, số vụ TNGT đường sắt tăng 1.500%, tăng 200% số người chết và tăng đến 900% số người bị thương so với cùng kỳ nhưng cũng không tổ chức được một chốt cảnh giới nào.

Hay như Quảng Trị, số vụ TNGT đường sắt tăng 260%, số người chết tăng 150% nhưng cũng không tổ chức được một chốt cảnh giới nào dù số lượng đường ngang khá nhiều. Đến nay, các tỉnh này mới chỉ đề nghị tổ chức cảnh giới tại những đường ngang có nguy cơ TNGT cao.

Theo thống kê trên tuyến đường sắt đi qua 33 tỉnh, thành cả nước, còn khoảng 174 điểm đường ngang cần người cảnh giới để đảm bảo ATGT; Trong đó Nghệ An và Đồng Nai có nhu cầu nhiều nhất với 17 điểm mỗi địa phương, tiếp sau là Quảng Bình 16 điểm, Bình Thuận cần cảnh giới tại 15 điểm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.