• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Chuyên gia lý giải nguyên nhân xe khách liên tiếp gặp nạn khi đổ đèo

27/07/2023, 13:23

Theo các chuyên gia, đa số các vụ tai nạn xe khách khi đổ đèo, bị lật mà tài xế khai mất phanh thực ra do sử dụng phanh sai quy trình.

Xe khách liên tiếp gặp tai nạn đường đèo

Chiều 25/7, xe khách BKS 47F-000.88 lưu thông trên tuyến La Sơn - Túy Loan theo hướng Bắc - Nam, khi đến đoạn qua xã Hương Phú (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bất ngờ xảy ra tai nạn, xe lật nghiêng vào vách núi khiến nhiều hành khách trên xe hoảng hốt.

Hiện trường xe khách lật trên đường La Sơn - Túy Loan ngày 25/7 khiến 1 người tử vong, 3 người bị thương.

Vụ tai nạn còn khiến một người tử vong và ba người khác bị thương được đưa vào bệnh viện. Bước đầu cơ quan chức năng xác định do lái xe không làm chủ tốc độ, không làm chủ tay lái.

Trước đó một tuần, khoảng 15h15 chiều 18/7, tại Km 56+200, quốc lộ 27C (đoạn qua đèo Khánh Lê, tỉnh Khánh Hòa) cũng xảy ra vụ TNGT khi ô tô BKS 29B-405.83 chở 24 khách du lịch (chủ yếu là người Trung Quốc) bất ngờ đâm vào hộ lan mềm bên trái đường. Hậu quả, vụ tai nạn khiến bốn du khách Trung Quốc tử vong, 9 người khác bị thương.

Trong hai ngày 25/6 và 27/6 tại Bình Thuận và Kon Tum cũng xảy ra hai vụ TNGT xe khách đổ đèo đâm vào taluy đường khiến một người tử vong và nhiều người bị thương, hoảng loạn.

Từ lời khai ban đầu của các tài xế, bước đầu cơ quan chức năng xác định hầu hết các vụ TNGT trên xảy ra do mất phanh, lái xe không làm chủ được tay lái.

Đây chỉ là bốn trong số nhiều vụ TNGT liên quan đến xe khách xảy ra khi lưu thông đường đèo thời gian gần đây, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông cảnh báo về kỹ năng lái xe khi đổ đèo của “cánh tài xế”.

Xe đổ đèo, tài xế cần làm gì để an toàn?

Ở góc độ kỹ thuật phương tiện, lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở Hà Nội cho biết, qua theo dõi, đa số các vụ TNGT khi xe khách, xe tải đổ đèo đều ở vị trí cuối đèo, dốc thấp, rất hiếm trường hợp tai nạn lúc lên dốc.

Đa số tài xế khai do xe mất phanh nhưng hầu hết các phương tiện này sau tai nạn được đưa đến các trung tâm đăng kiểm kiểm tra hệ thống phanh đều đạt.

Lý giải về điều này, vị lãnh đạo trung tâm đăng kiểm cho biết, khi xe lên dốc, tài xế thường đi số thấp, không rà phanh, để động cơ hoạt động hết công suất. Khi xuống dốc, theo quán tính xe sẽ lao nhanh hơn, đặc biệt với các xe khách, xe tải, xe container do tải trọng lớn, do đó, để làm chủ được tốc độ, tay lái, dễ dàng xử lý tình huống trên đường, “cánh tài xế” cần tuân thủ nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó”, tức phải giữ nguyên số thấp khi xuống dốc.

Tuy nhiên, vì xe di chuyển ì ạch, không ít tài xế “sốt ruột” đã chuyển sang số 3 để di chuyển cho nhanh hơn, dẫn đến liên tục phải “đệm” phanh, rà phanh để đảm bảo tốc độ xe mỗi khi vào cua hoặc gặp tình huống phát sinh trên đường.

Hiện trường xe khách lật trên đèo Khánh Lê khiến 4 du khách Trung Quốc tử vong.

“Xe khách, xe tải chủ yếu sử dụng loại phanh tang trống ở phía sau, khó tản nhiệt khiến má phanh dễ bị nóng, khi nóng vượt quá giới hạn nhiệt sẽ làm mất lực ma sát, khiến phanh mất tác dụng. Lúc này, tài xế có đạp phanh cũng như không đạp nên thường khai do xe mất phanh. Nhưng chỉ dừng xe một lúc, má phanh nguội, chức năng phanh sẽ trở lại bình thường”, vị lãnh đạo trung tâm đăng kiểm nói và cho biết: Nguyên nhân các vụ TNGT do xe đổ đèo mà tài xế khai mất phanh chủ yếu là do sử dụng phanh sai quy trình, không đúng cách.

Đồng quan điểm, Trung tá Đỗ Tú Anh, nguyên Phó trưởng Phòng CSGT, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, kỹ năng thao tác khi điều khiển phương tiện tại những địa hình phức tạp, đèo dốc là điều các doanh nghiệp vận tải thường xuyên phải tập huấn, quán triệt cho tài xế.

“Khi di chuyển trên đường đèo dốc nếu tài xế chủ quan cho rằng dốc ngắn, thấp, vẫn đi số cao và phải sử dụng phanh nhiều, có thể gây ra tình trạng mòn má phanh, cháy phanh, mất phanh và dẫn đến tai nạn”, trung tá Tú Anh nói và lưu ý không loại trừ khả năng một số vụ TNGT còn do quá trình điều khiển phương tiện tài xế không quen đường và gặp khó khăn trong xử lý các tình huống gặp phải trên các cung đường đèo dốc.

Tài xế Nguyễn Anh Tuấn (Công ty CP Thương mại và du lịch Ân Vân, Sơn La) - một trong 50 tài xế được trao giải Vô lăng vàng năm 2022, thường xuyên chở khách du lịch khu vực miền núi phía Bắc, cũng nhận định, đa số các vụ TNGT xảy ra trên đường đèo núi do tài xế non kinh nghiệm khi di chuyển trên các cung đường này.

“Khi đi đường đèo, trời mưa dễ trơn trượt, phanh gấp có thể khiến xe bị trượt, lật do đó, các lái xe cần tuân thủ nguyên tắc lên số nào, xuống số đó. Khi trời mưa, sương mù, tầm nhìn hạn chế phải bật đèn tín hiệu cảnh báo cho các xe khác biết để tránh. Đặc biệt phải tuân thủ quy định về tốc độ, làn đường, tránh vượt ẩu nguy hiểm”, tài xế Tuấn nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.