• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Chưa trang bị cân, cảng vụ khó xử xe quá tải

14/03/2017, 07:16
image

Với những cảng chưa có hệ thống cân, nhân viên cảng vụ phải dựa vào phiếu xuất kho để quy đổi sang tải trọng...

1

Không có cân, nhiều đơn vị cảng vụ hàng hải phải cử cán bộ xuống các cảng để xem phiếu cân khi các xe ô tô ra khỏi cảng (Trong ảnh: Cân tải trọng xe tại Trạm nghiền cảng Phú Hữu, quận 2, TP.HCM). Ảnh: Mai Huyên

Dù Nghị định 46 đã trao thêm nhiều quyền cho cảng vụ kiểm tra và xử lý xe quá tải tại các cảng biển, tuy nhiên lực lượng này chưa được trang bị cân mà phải dựa chủ yếu vào cảm quan và thông qua việc kiểm tra hóa đơn giao nhận hàng, phiếu in cân của các cảng.

Phát hiện xe quá tải bằng... cảm quan

Ghi nhận của PV Báo Giao thông chiều 11/3 tại cảng Cửa Lò, công tác kiểm soát tải trọng xe được chia làm 3 vòng bao gồm: Kiểm tra hóa đơn ở bộ phận giao nhận hàng hóa, xác định tải trọng tại bộ phận cân, in phiếu cân và giám sát xe ra - vào ở bộ phận bảo vệ. 100% phương tiện đến giao nhận hàng đều phải qua bàn cân. Chỉ những xe chở đúng tải trọng mới được in phiếu cân rời cảng. Những xe đầu kéo container của Công ty CP Vận tải Nhật Việt, trước đây khi lên bàn cân mỗi xe thường có tổng trọng tải từ 60-70 tấn, nay khi lên bàn cân, tổng tải trọng xe chỉ dao động ở mức 40-45 tấn.

Ông Trần Văn Đạt, Giám đốc Xí nghiệp xếp dỡ Cửa Lò cho biết, ngoài việc phối hợp với lực lượng cảng vụ trong các đợt kiểm soát tải trọng xe định kỳ và đột xuất, đơn vị cũng có quy định riêng và phân cấp trách nhiệm cho từng bộ phận về việc giao nhận hàng hóa theo tải trọng xe. Thông qua dữ liệu cân kiểm tra tải trọng, hàng tháng sẽ họp giao ban và kiểm điểm, bộ phận nào buông lỏng hoặc không làm tròn trách nhiệm sẽ bị xử lý.

Khoản 6, Điều 73, Nghị định 46 quy định: Giám đốc Cảng vụ Hàng hải, Giám đốc Cảng vụ Hàng không, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b khoản này.

Tương tự, ghi nhận của PV tại một số hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lượng xe tải trọng lớn ra - vào khá nhiều. Trong đó, nhiều xe có dấu hiệu chở quá tải. Thị sát ở cảng Lễ Môn (TP Thanh Hóa), người dân cho biết, xe chở than, gỗ... chạy cả ngày lẫn đêm gây ồn ào, bụi bặm. Quan sát cho thấy, có những xe ra - vào cảng một cách vô tư, có dấu hiệu vi phạm chở quá tải trọng như xe BKS: 36C-018.01, 36C-131.59, 36C-147.68…

Ông Đặng Văn Ba, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa cho biết, đơn vị cắt cử cán bộ xuống các cảng trực tiếp xem phiếu cân khi các xe ô tô ra khỏi cảng. Nếu phát hiện xe nào vi phạm sẽ xử lý. Tuy nhiên, theo ông Ba, biện pháp cắt cử nhân viên của cảng vụ đi kiểm tra các phiếu cân tại các cảng không thể ngăn ngừa tình trạng xe quá tải đi qua. “Ví dụ, 1 ngày có 1 tàu hơn 4 vạn tấn cập cảng, ô tô chạy nườm nượp, làm sao kiểm tra hết được”, ông Ba nói.

Thừa nhận việc khó nhất hiện nay là các cảng vụ chưa được trang bị cân xách tay, lãnh đạo nhiều cảng vụ cho biết, việc kiểm tra, phát hiện xe quá tải phải dựa vào hệ thống cân của cảng hoặc bằng cảm quan. Thậm chí, một lãnh đạo Cảng vụ Hàng hải TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa kiểm tra một số cảng trong khu vực quản lý và phát hiện có biểu hiện gian lận như sửa số liệu, không ghi số hiệu đăng ký của xe rơ-moóc.

Ông Vương Bình Minh, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Nghệ An cho biết, với các cảng có hệ thống cân nội bộ rất dễ kiểm soát xe quá tải. Nhưng những cảng chưa có cân như cảng xăng dầu, nhựa đường ở Nghi Hương, Hưng Hòa rất khó kiểm soát xe quá tải. Đa phần phải xác định trọng lượng hàng hóa theo khối lượng được in ở phiếu xuất kho, rồi từ đó quy đổi sang tải trọng. Cách làm này chỉ mang tính tương đối, không thể dùng làm căn cứ xử lý nếu xe chở quá tải. Theo Nghị định 46, lực lượng cảng vụ sẽ được trang bị cân để xử lý xe quá tải, nhưng đến nay vẫn chưa được trang bị. Nhiều lần Cảng vụ Hàng hải Nghệ An kiến nghị Cục Hàng hải VN về vấn đề này nhưng đến nay chưa được cấp.

Ông Trần Đức Thi, Phó giám đốc Cảng vụ hàng hải Nha Trang cũng cho biết, cảng vụ không được trang bị cân, mà lấy số liệu cân của cảng. Lực lượng của cảng vụ phải đối chiếu sổ ở cổng cảng với số liệu cân và người kiểm đếm của chủ hàng. “Các cảng lớn còn có cân, nhưng các cảng nhỏ không được trang bị cân nên không thể phát hiện được xe quá tải”, ông Thi nói và kiến nghị, việc kiểm soát tải trọng tại các cảng biển cần phải làm thật đồng bộ tại tất cả các cảng vụ để tránh trường hợp cạnh tranh không lành mạnh giữa các cảng. Bởi, nếu một cảng thực hiện nghiêm túc kiểm soát tải trọng, các chủ hàng sẽ lập tức tìm một cảng khác có lợi hơn.

Xem thêm video:

2

Bãi ông Mỹ (đối diện cổng D Tân Cảng - Cát Lái), quận 2, TP HCM thường xuyên diễn ra tình trạng sang hàng, dồn tải (Chụp tháng 12/2016) - Ảnh: Mai Huyên

Chưa rõ khi nào được cấp “gậy”

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Thạch Như Sỹ, Phó chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết, đối với xe chở hàng xi măng, có thể phát hiện qua mắt thường bằng cách đếm bao và đối chiếu với phiếu tải trọng. Đối với xe chở cát, sỏi có thể đếm khối và nhân tỷ trọng. Tuy nhiên, khó khăn của các cảng vụ là việc kiểm soát các xe đến cảng. Bộ GTVT yêu cầu các bến cảng không cho xe chở quá tải trọng vào hoạt động trong cảng và bốc dỡ hàng. Nhưng thực tế, việc bốc dỡ diễn ra ở nơi khác, hơn nữa khi xe tới cảng cũng khó xác định được tải trọng của phương tiện. Một số xe chở hàng từ Lào, Campuchia về các cảng cũng không ghi rõ tải trọng được phép là bao nhiêu.

“Quan trọng nhất là lực lượng chức năng kiểm soát xe quá tải cũng đang thiếu cân xách tay, trong đó có cả lực lượng của cảng vụ. Nếu có thêm cân xách tay, việc kiểm soát tải trọng tại cảng sẽ hiệu quả hơn nhiều vì có thể kiểm tra tại chỗ nếu thấy nghi ngờ”, ông Sỹ nói.

Thực tế, theo số liệu của Cục Hàng hải VN, thời gian qua các cảng vụ xử lý xe quá tải còn khá ít. Trong tháng 8 và 9/2016, sau khi Nghị định 46 có hiệu lực, các cảng vụ không xử phạt được trường hợp xe quá tải nào. Từ tháng 10/2016, các cảng vụ hàng hải tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất hơn 28 doanh nghiệp khai thác bến cảng biển, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính gần 200 trường hợp doanh nghiệp khai thác bến cảng biển bốc xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá tải trọng cho phép, chủ yếu là các bến cảng xi măng, hàng rời.

Về vấn đề khi nào các cảng vụ hàng hải được cấp cân xách tay, trao đổi với Báo Giao thông, ông Phạm Văn Hà, Chánh thanh tra Cục Hàng hải VN cho biết, thời điểm hiện nay chưa phù hợp để trang bị cân xách tay cho cảng vụ, mà cần kiểm soát chặt các xe ra - vào cổng cảng. Qua hệ thống cân tại cổng, bất cứ phương tiện nào quá tải đều không được phép ra hoặc vào cảng. Hiện, các cảng cũng đã ký cam kết kiểm soát chặt phương tiện xếp dỡ tại cảng. Hơn nữa, nhiệm vụ của cảng vụ không phải chỉ kiểm soát xe quá tải, mà còn phải đảm bảo an ninh, an toàn tàu biển, kiểm tra giấy phép ra - vào của các tàu, kiểm soát ô nhiễm...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.