• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Chậm phối hợp xử lý ùn ứ nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, Phú Mỹ Hưng lên tiếng

ATGT địa phương

Chậm phối hợp xử lý ùn ứ nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, Phú Mỹ Hưng lên tiếng

15/03/2024, 07:48

Đại diện công ty Phú Mỹ Hưng cho biết, các vấn đề chính liên quan đến quản lý tuyến đường Nguyễn Văn Linh đã được UBND TP.HCM chuyển giao chức năng cho Sở Xây dựng và Sở GTVT.

Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, chủ đầu tư tuyến đường Nguyễn Văn Linh cho biết, đã đồng thuận phương án với các cơ quan chức năng để giảm thiểu ùn tắc và nguy hiểm tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.

Tuy nhiên, công ty Phú Mỹ Hưng chỉ có thể phối hợp, còn việc thi công thuộc trách nhiệm của Ban Giao thông TP.HCM, căn cứ vào phương án mà Ban Giao thông gửi Sở GTVT TP.HCM xem xét.

Vai trò của Phú Mỹ Hưng với đường Nguyễn Văn Linh

Chiều 14/3, đại diện công ty Phú Mỹ Hưng cho biết, liên quan đến việc vát góc đường tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) để giảm ùn tắc và nguy hiểm cho người tham gia giao thông, công ty Phú Mỹ Hưng đã đồng thuận phương án với các cơ quan chức năng.

Nhiều thông tin liên quan đến vai trò cũng như tình huống dẫn đến "độ trễ" khi phối hợp với các cơ quan quản lý cũng được làm rõ.

Năm 1993, Công ty Phú Mỹ Hưng liên danh cùng Tập đoàn Central Trading & Development (Đài Loan) là chủ đầu tư khu đô thị Nam Sài Gòn đồng thời xây dựng tuyến đường Nguyễn Văn Linh dài khoảng 18km băng qua khu vực đầm lầy.

Nhờ tuyến đường này, quận 7 trở thành "ngôi sao" đô thị.

Năm 1997, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố (BQL khu Nam) được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, là cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị phía Nam thành phố theo sự ủy quyền của UBND TP.HCM.

Giai đoạn này, BQL khu Nam là đơn vị hành chính có chức năng quản lý Nhà nước, đóng góp nhiều thành quả ý nghĩa vào sự phát triển chung của TP.HCM.

Mặc dù vậy, các vấn đề phát sinh liên quan đến hạ tầng giao thông đường Nguyễn Văn Linh, BLQ khu Nam vẫn cần có sự đồng thuận của chủ đầu tư là công ty Phú Mỹ Hưng.

Chậm phối hợp xử lý ùn ứ nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, Phú Mỹ Hưng lên tiếng- Ảnh 1.

Nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ trước khi đóng đường Nguyễn Văn Linh để thi công phần hầm ngầm. Đường Nguyễn Văn Linh (đường đôi trong ảnh) dài khoảng 18km, nối từ đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) đến quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) do Công ty Phú Mỹ Hưng đầu tư, khởi công vào năm 1996, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Tuyến đường do Tedi South thiết kế, Sino Pacific (SPCC) thi công.

Năm 2008, vai trò của BQL khu Nam được xác lập chi tiết hơn nữa theo Quyết định số 79 của UBND TP.HCM.

Theo đó, BQL khu Nam là đơn vị chịu sự quản lý "trực tiếp và toàn diện" của UBND TP.HCM.

Trưởng BQL khu Nam do Chủ tịch UBND TP.HCM quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các phó trưởng ban do Chủ tịch UBND TP.HCM bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng BQL khu Nam.

Giai đoạn này, các vấn đề liên quan đường Nguyễn Văn Linh cũng được BQL khu Nam và Công ty Phú Mỹ Hưng phối hợp giải quyết khá nhanh chóng và suôn sẻ.

Ngày 1/3/2013, Nghị định 11/NĐ-CP về đầu tư phát triển đô thị có hiệu lực thi hành. Theo đó, các ban quản lý khu vực phát triển đô thị trở thành đơn vị sự nghiệp, không còn chức năng quản lý Nhà nước.

Do đó, Ban quản lý khu Nam không còn chủ động trong giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa".

Hồ sơ của nhiều doanh nghiệp chuyển đến gặp tình trạng giải quyết chậm trễ, kéo dài do phải chờ ý kiến của các sở, ngành. Công ty Phú Mỹ Hưng là một trong số các doanh nghiệp đó.

Trong suốt giai đoạn 2013 đến tháng 8/2023, nhiều vấn đề liên quan tuyến đường Nguyễn Văn Linh rơi vào gián đoạn một phần do sự "chuyển dịch" vai trò chức năng của BQL khu Nam trong tương quan cả khu đô thị mà Phú Mỹ Hưng đã đầu tư.

Năm 2023, UBND TP.HCM chính thức có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải thể Ban quản lý khu Nam theo mô hình cơ quan hành chính, để thành lập theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập.

Giải quyết "nút giao bất ổn", Phú Mỹ Hưng đợi Ban Giao thông

Tháng 9/2023, trước những yêu cầu cấp thiết thực tế, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 4322 về việc chuyển giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ BQL khu Nam qua các Sở quản lý chuyên ngành.

Theo đó, lĩnh vực cấp thoát nước, công viên cây xanh, chiếu sáng trên đường Nguyễn Văn Linh được chuyển giao cho Sở Xây dựng TP.HCM.

Chức năng tổ chức giao thông, cấp phép thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, nút giao đấu nối dọc tuyến đường Nguyễn Văn Linh được chuyển giao cho Sở GTVT TP.HCM thực hiện.

Sau khi Báo Giao thông phản ánh tình trạng xe máy ô tô hỗn loạn tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) đã làm việc với 10 đơn vị liên quan để giải quyết vấn đề.

Tham dự cuộc họp ngày 5/3, đại diện Công ty Phú Mỹ Hưng thống nhất phương án sẽ phối hợp với Ban Giao thông để vát góc rẽ phải từ đường Nguyễn Hữu Thọ ra Nguyễn Văn Linh.

Chậm phối hợp xử lý ùn ứ nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, Phú Mỹ Hưng lên tiếng- Ảnh 2.

Xe máy liên tục lạng lách trước đầu ô tô tại giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ kể từ sau khi đóng nút giao. Đã 10 ngày (từ 5/3) sau khi các cơ quan chức năng cùng với Công ty Phú Mỹ Hưng (chủ đầu tư đường Nguyễn Văn Linh) thống nhất phương án giải quyết, tình trạng này vẫn tiếp diễn.

"Vấn đề này, Ban Giao thông (TP.HCM) phải có văn bản gửi Sở GTVT TP.HCM trình phương án thực hiện và khi nào Ban Giao thông thực hiện thi công hiện trường thì Công ty Phú Mỹ Hưng sẽ phối hợp thu dọn xà bần, trụ đèn, cây xanh...

Hiện Phú Mỹ Hưng chỉ phụ trách duy tu, bảo dưỡng thường xuyên trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh", đại diện Công ty Phú Mỹ Hưng cho biết.

Theo biên bản mà PV Báo Giao thông đã xác minh, cuộc họp ngày 5/3 có sự tham gia của 10 đơn vị bao gồm: Ban Giao thông TP.HCM, Sở GTVT TP.HCM, Phòng CSGT, Ban ATGT, Thanh tra Sở GTVT, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, UBND quận 7, Công an huyện Nhà Bè, Đội CSGT Nam Sài Gòn và Công ty Phú Mỹ Hưng.

Quy trình thủ tục là vậy nhưng đã hơn một tuần trôi qua kể từ khi các đơn vị thống nhất phương án giải quyết, vị trí vát góc xéo đường Nguyễn Văn Linh nhằm giảm ùn ứ và nguy hiểm vẫn chưa thi công.

Mỗi ngày, hàng ngàn lượt phương tiện qua lại trong xung đột. Người tham gia giao thông khổ sở bởi các tình huống xe rẽ phải chặn dòng xe đi thẳng. Nguy hiểm nhất là tình trạng người đi xe máy lạng lách trước đầu ô tô để vượt qua nút giao.

Dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) do Ban Giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 830 tỷ đồng.

Dự án xây dựng mới 2 hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh, các gói thầu của dự án triển khai từ tháng 4/2020.

Theo tiến độ hiện nay, chủ đầu tư dự kiến tháng 12/2024 sẽ hoàn thành thông xe toàn bộ 2 hầm chui.

Từ ngày 7/2/2024, để đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục hầm ngầm, chủ đầu tư đã đóng nút giao (ngã tư).

Do vậy, từ một nút giao lớn (ngã tư) ban đầu nay phân tách thành hai nút giao (ngã 3). Đặc biệt nguy hiểm khi luồng phương tiện từ Khu chế xuất Tân Thuận đi thẳng về hướng quốc lộ 1 thường xuyên xung đột với luồng xe từ đường Nguyễn Hữu Thọ rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Linh gây ùn ứ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.