• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Chung tay vì ATGT

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo

Chung tay vì ATGT

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo

20/02/2024, 09:14

Chương trình Chung tay vì ATGT của Báo Giao thông đã hỗ trợ xây dựng cầu ATGT giúp người dân xã Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La đi lại an toàn, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.

Cứ mưa bão là bị chia cắt

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Giàng A Trơn, trưởng bản Chặm Pộng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La chia sẻ: Những ngày đầu xuân mới năm nay, người dân trong bản vui tươi, phấn khởi hơn mọi năm vì cây cầu bê tông từ chương trình Chung tay vì ATGT của Báo Giao thông vừa được hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Không chỉ giúp ô tô, xe máy đi vào tận bản, cầu còn giúp người dân phát triển du lịch, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 1.

Người dân các bản Chặm Pộng và Nậm Nghiệp đóng góp ngày công cùng xây dựng cầu ATGT.

"Trước đây, người dân hai bản Chặm Pộng và Nậm Nghiệp chủ yếu qua suối Nậm Lắc bằng cầu gỗ, bắc tạm. Mỗi khi vào mùa mưa lũ, cầu lại bị nước cuốn trôi, người dân lại phải cùng nhau lên rừng chặt gỗ về dựng lại. Trung bình mỗi năm phải làm đi, làm lại từ 3 đến 4 lần.

Nhiều thời điểm mưa bão dài ngày, cả hai bản đều bị chia cắt với bên ngoài hàng tuần. Do là cầu gỗ nên chủ yếu phục vụ cho người đi bộ và xe đạp, còn xe máy, ô tô thì gần như không thể vào bản. Nhiều người đã bị ngã, rơi cả xe, cả người xuống suối nhưng may là chưa có thiệt mạng về người.", ông Giàng A Trơn nói.

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 2.

Cầu ATGT được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép.

Cũng theo trưởng bản Chặm Pộng, ngay khi nhận được thông tin Báo Giao thông hỗ trợ tiền xây cầu, người dân trong bản và bản Nậm Nghiệp đều rất phấn khởi. Sau khi họp bàn, người dân đều thống nhất cùng nhau góp đất làm đường dẫn lên cầu. Cùng đó, mỗi hộ trong thôn sẽ đóng góp 1 ngày công làm cầu, hộ nào bận, không tham gia được thì nộp tiền thuê hộ khác đến làm giúp. Vừa tham gia hỗ trợ thi công, người dân trực tiếp giám sát để bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình.

Chứng kiến cây cầu bê tông mới hoàn thành, người dân hai bản ai cũng cảm thấy hạnh phúc, tự hào khi mong ước bấy lâu nay đã trở thành hiện thực, không còn phải chịu cảnh lội suối, dò dẫm từng bước chân đi qua cầu gỗ, mất ATGT như trước nữa.

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 3.

Cây cầu bắc qua suối Nậm Lắc, giúp người dân địa phương thoát cảnh bị chia cắt trong mùa mưa lũ.

Xác nhận thông tin trên, ông Lò Văn Sây, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến nói: Chặm Pộng và Nậm Nghiệp là hai bản vùng sâu, xa nhất của huyện Mường La, tiếp giáp với huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Nơi đây có 210 hộ với hơn 1,1 nghìn nhân khẩu (100% là người dân tộc Mông) sinh sống.

Do cách trung tâm xã khoảng 11 km, hạ tầng giao thông còn hạn chế, lại bị chia cắt bởi dòng suối Nậm Lắc nên trước đây việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nhiều thời điểm các thầy cô giáo mầm non, tiểu học không thể đến cắm bản, nông sản làm ra không thể vận chuyển đến nơi tiêu thụ dẫn đến giảm giá sâu.

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 4.

Cầu hoàn thành giúp người dân đi lại thuận lợi.

Thậm chí, nhiều thời điểm mưa lũ kéo dài cũng khiến nhiều người ốm, đau tại các bản không được đưa đi bệnh viện cứu chữa kịp thời dẫn đến những vụ việc đau lòng… Suối Nậm Lắc vô tình thành trở ngại lớn kìm hãm phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Kết nối giao thương, phát triển du lịch

Ông Lò Văn Sây cho biết thêm: Không chỉ giúp người dân, học sinh đi lại, đến trường thuận tiện, an toàn, cầu ATGT Chặm Pộng còn góp phần to lớn vào việc quảng bá du lịch, giúp phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Theo đó, hai bản trên là vùng lõi, trung tâm phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng của xã Ngọc Chiến và huyện Mường La khi các bản có hàng nghìn ha rừng nguyên sinh, hơn 1,6 nghìn ha trồng cây sơn tra (táo mèo-PV) và hơn 500 ha trồng cây chè cổ thụ.

Vào mùa hoa sơn tra nở rộ mỗi ngày đều có hàng nghìn lượt khách đến thăm Nậm Nghiệp. Ngày 17/3 hằng năm bản Nậm Nghiệp còn được UBND huyện Mường La chọn là nơi tổ chức Lễ hội hoa sơn tra nên nhu cầu đi lại của du khách và người dân là rất lớn.

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 5.
Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 6.
Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 7.

Các hạng mục của cầu ATGT tại xã Ngọc Chiến đều được làm tỉ mỉ, bảo đảm chất lượng.

Các ông Lò Anh Ngọc, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện và Phan Văn Mùi, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Mường La đều khẳng định: Là cơ quan tiếp nhận ủng hộ và theo dõi địa bàn xã, chúng tôi thường xuyên đến kiểm tra công trình. Đến nay, có thể khẳng định, cầu Chặm Pộng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn.

Ngay sau khi cầu được đưa vào sử dụng, các đơn vị sẽ giao Đảng ủy và UBND xã Ngọc Chiến chỉ đạo làm tốt công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả cây cầu do chương trình Chung tay vì ATGT của Báo Giao thông tài trợ.

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 8.

Người dân tham gia làm đường bê tông, dẫn lên hai bên đầu cầu.

Cùng đó, các đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp cùng UBND huyện Mường La và các cơ quan, đơn vị liên quan khảo sát, lập các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, kết nối điểm du lịch Chặm Pộng và Nậm Nghiệp với huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, giúp kết nối giao thương, thúc đẩy du lịch và kinh tế, xã hội trên địa bàn. Chú trọng thu hút đầu tư, phát triển chế biến nông sản; xây dựng các mô hình phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng giúp người dân trên địa bàn thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 9.
Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 10.

Đến nay, đường dẫn và cầu ATGT đã cơ bản hoàn thành, phục vụ nhu cầu đi lại an toàn, giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, xã hội.

Trước đó, ngày 30/10/2023, tại giải Golf Chung tay vì ATGT lần thứ 4 năm 2023, Báo Giao thông đã tài trợ 1 tỷ đồng từ "Chương trình chung tay vì An toàn giao thông" của Báo giúp UBND xã Ngọc Chiến xây dựng cầu Chặm Pộng, nối trung tâm xã Ngọc Chiến với các bản Chặm Pộng và Nậm Nghiệp.

Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 11.
Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 12.
Cây cầu của Báo Giao thông giúp người dân vùng cao Sơn La đi lại an toàn, thoát nghèo- Ảnh 13.

Cây cầu cơ bản hoàn thiện, người dân và các phương tiện lưu thông thuận lợi.

Ngoài nguồn kinh phí trên, UBND xã Ngọc Chiến đã huy động nhân dân đóng góp ngày công, nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương tương đương số tiền: 87.974.711 đồng và đối ứng vật tư (xi măng, sắt xây dựng) số tiền 346.094.289 đồng. Công trình được khởi công từ giữa tháng 11/2023; đến nay, cầu Chặm Pộng đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng với chiều dài 2,8m, rộng từ 2,5 đến 3m; tổng kinh phí xây dựng là 1.434.069.000 đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.