• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cầu Thanh Trì “oằn lưng” cõng xe gấp 8 lần công suất

19/01/2020, 17:41

Lượng phương tiện qua cầu Thanh Trì hiện lên đến 121.000 xe/ngày đêm, cao gấp 8 lần so với công suất thiết kế là khoảng 15.000 xe/ngày đêm.

Lưu lượng xe trên cầu luôn đông, trong đó ở làn hỗn hợp xe ô tô lưu thông cùng xe máy dễ xảy ra TNGT

Nguy hiểm rình rập

Từ 5 -7 năm trước, Bộ GTVT có nghiên cứu về dự án đường vành đai 4 nhằm đi xa hơn cho các phương tiện giao thông liên kết với các quốc lộ hướng tâm mà không đi qua đô thị trung tâm. Dự án này được triển khai sẽ là giải pháp tổng thể giảm lượng lớn phương tiện lưu thông qua cầu Thanh Trì.
TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường VN

Có mặt trên cầu Thanh Trì (Hà Nội), theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, lọt thỏm giữa những khe co giãn mới được thay thế, khe co giãn thứ 13 (hướng về Long Biên) vẫn xuất hiện tình trạng bong tróc, bề mặt mấp mô, lượn sóng, chỗ nhô cao, chỗ lại xuống thấp do tác động của những chiếc bánh xe tải trọng lớn.

Một số khe co giãn khác lại nham nhở ổ gà dù đã được sửa chữa trước đó. Những mảng asphalt chắp vá mỏng manh nhanh chóng bị các phương tiện lưu thông qua đánh bật và ngày càng có dấu hiệu lan rộng, nghiêm trọng hơn trước do mật độ xe dày đặc di chuyển qua cầu Thanh Trì hàng ngày.

Ghi nhận của PV cũng cho thấy, công tác duy tu cầu Thanh Trì dường như mới chỉ dừng lại ở các hạng mục sơn sửa lan can cầu, thay thế khe co giãn. Còn lại, kế hoạch lắp đặt biển cảnh báo xe máy giảm tốc độ khi lưu thông trên cầu, bổ sung biển cấm ô tô tải, ô tô khách trên làn đường hỗn hợp như Sở GTVT Hà Nội công bố trước đó vẫn chưa được triển khai.

Thời điểm có mặt (14h30) tại làn hỗn hợp, PV vẫn chứng kiến chiếc xe Howo BKS 17C-097.30 (Công ty Giang Ninh) cùng xe khách chạy tuyến Hải Phòng - Hà Nội BKS 15B-001.78 vẫn vô tư lưu thông giữa những làn xe máy với tốc độ khá cao khiến nhiều người không khỏi “thót tim”. Một chiếc xe máy khác ngang nhiên phóng xe với “tốc độ bàn thờ” giữa làn đường đông đúc phương tiện, nguy cơ tai nạn, mất ATGT luôn thường trực.

Anh Cương, một người hành nghề xe ôm khu vực chân cầu Thanh Trì cho biết, tình trạng xe chở vật liệu và xe tải lớn (loại từ 2,5 tấn trở lên) xuất hiện thường xuyên trong làn hỗn hợp của cầu Thanh Trì. “Nhất là vào giờ cao điểm, làn dành riêng cho ô tô ken kín là các xe lại tìm cách len vào các làn còn lại. Đi dưới những chiếc ô tô chở vật liệu gầm cao, xe máy chỉ cần sơ sảy, thiếu quan sát là có thể bị cuốn vào gầm bất cứ lúc nào”, người này nói.

Quan sát của PV, hệ thống dải phân cách cứng của cầu Thanh Trì cũng đang xuống cấp trầm trọng, các thanh rào chắn cong queo, chỗ thừa, chỗ thiếu, nhiều trụ bê tông phân cách nứt nẻ, xộc xệch. Cùng đó, hệ thống vạch sơn phân làn trên cầu hầu hết đã mờ, thậm chí biến mất, ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan và công tác đảm bảo an toàn trên cây cầu trọng điểm của Thủ đô.

Nhanh chóng cấm xe máy lên cầu

Khe co giãn trên cầu Thanh Trì nhanh chóng xuống cấp

Trao đổi với Báo Giao thông, TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường VN cho biết, cầu Thanh Trì được lập dự án từ năm 1995 sử dụng vốn ODA của Nhật Bản. Lúc đó, tư vấn Nhật, liên doanh với TEDI lập dự án nghiên cứu khả thi. Cầu Thanh Trì nằm trên đường vành đai 3 thời điểm đó quy mô mặt cắt có 4 làn xe với 2 làn dành cho xe 2 bánh.

Cầu Thanh Trì nằm trên trục Vành đai 3, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối các phương tiện giao thông từ QL1A, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nên có mật độ giao thông rất cao. Cầu được Bộ GTVT thiết kế, xây dựng và bàn giao cho TP Hà Nội quản lý từ năm 2013. Hiện, Sở GTVT tổ chức giao thông trên cầu 2 làn dành riêng cho ô tô lưu thông với tốc độ tối đa 80km/h; 1 làn hỗn hợp cho ô tô con và xe máy lưu thông hỗn hợp với tốc độ tối đa 50km/h.


“Từ thời điểm lập dự án đến giờ đã 25 năm, lưu lượng phương tiện tăng cao… Cơ quan quản lý nhà nước cần thống kê lưu lượng xem đã cần lập dự án mới chưa. Tuổi dự án đã hết thì phải xem xét, đánh giá lại”, TS. Long nói.

Theo TS. Long, cần xem xét việc cấm xe 2 bánh lên cầu Thanh Trì và làm cầu mới riêng cho loại phương tiện này. Bên cạnh đó, các nút giao thông ở hai đầu cầu cũng cần phải được nghiên cứu xem có cần cải tạo gì để các xe lên/xuống cầu được thuận lợi. “Cầu Vĩnh Tuy chỉ giảm tải cho cầu Thanh Trì khi kèm theo đó là phương án tổ chức giao thông, bao gồm biện pháp cảnh báo từ xa. Đơn cử, cầu Thanh Trì đang tắc, thời gian thông qua dự kiến phải 2 tiếng nữa. Như vậy, phương tiện sẽ phải tìm đường khác đi”, ông Long nhấn mạnh.

Được biết, theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, lưu lượng phương tiện qua cầu Thanh Trì hiện lên đến 121.000 xe/ngày đêm, cao gấp 8 lần so với công suất thiết kế ban đầu là khoảng 15.000 xe/ngày đêm.

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, cầu Thanh Trì được duy tu thường xuyên nhưng do lưu lượng quá lớn nên các khe co giãn, các hệ thống sơn kẻ nhanh chóng xuống cấp. “Chúng tôi sẽ lắng nghe các ý kiến từ chuyên gia, các nhà quản lý, trong quá trình nghiên cứu sẽ theo dõi, khảo sát để có giải pháp tổ chức giao thông phù hợp hơn”, ông Tuấn khẳng định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.