• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cấp bách xóa điểm đen TNGT trên đèo Khánh Lê

06/06/2018, 08:20

Vụ lật xe chở đoàn cán bộ hưu trí tỉnh Yên Bái cho thấy mối nguy hiểm khi đi trên đèo Khánh Lê (QL27C).

hinh 1

Khúc cua nguy hiểm Km 44+720 QL27C với một bên vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu. Nơi đây, năm 2013 đã xảy ra 1 vụ TNGT làm 7 người chết, 22 người bị thương.

30km có 12 điểm mất ATGT, 1 điểm đen

Sáng 4/6, PV Báo Giao thông trực tiếp trải nghiệm trên cung đèo Khánh Lê (QL27C), hướng từ Nha Trang lên Đà Lạt. Vừa lên đèo, hàng loạt biển báo giao thông đường đèo nguy hiểm, khúc cua gấp được đặt để cảnh báo cho người đi đường. Tuyến đường nhỏ hẹp với lòng đường chỉ khoảng 6m, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thách thức kỹ năng của các tài xế. Đến Km 44+720, mặt đường chỉ còn một làn xe rải đất đá. Tại đây là khúc cua tay áo nguy hiểm với vách núi cao hơn 300m dựng đứng, khuất tầm nhìn, từng xảy ra vụ tai nạn thảm khốc vào năm 2013 làm 7 người chết, 22 người bị thương.

Vượt qua đoạn đèo này, mây trên đỉnh đèo bắt đầu tràn xuống, sương mù dày đặc, che khuất tầm nhìn. Mưa cũng trút xuống. Các xe phải bật đèn, thậm chí cả đèn nháy khẩn cấp, vừa chạy, vừa mò đường đi. Nước từ trên đèo chảy như thác, tràn cả đường. Một trong những dòng thác như thế cũng bất ngờ xuất hiện tại Km 56+060, cuối tháng 11/2017, khiến một đôi bạn trẻ khi bị quật ngã sang phía taluy, lao xuống vực và đến nay vẫn chưa tìm được tung tích.

Mới đây, ngày 12/5, xe khách chở đoàn cán bộ hưu trí tỉnh Yên Bái từ Đà Lạt xuống Nha Trang tham quan, khi đến Km 56 + 100 trên đèo Khánh Lê thì bất ngờ lật ngang làm 3 người chết và 17 người bị thương.

Tài xế Nguyễn Hùng, người có kinh nghiệm hơn 10 năm lái xe chở khách vượt đèo Khánh Lê hàng ngày nhưng vẫn cảm thấy bất an mỗi lần cầm tay lái. Theo anh Hùng, cái khó của cung đường này không chỉ ở đường đèo quanh co, khúc khuỷu mà còn điều kiện thời tiết bất thường, không theo bất cứ quy luật nào. “Rẽ một khúc cua là sương mù nhìn không thấy gì. Mình kinh nghiệm, thuộc từng mét đường mà còn xử lý không kịp, huống chi người mới đi lần đầu”, anh Hùng chia sẻ.

Theo ông Tạ Thanh Tình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ III.3 (Cục Quản lý đường bộ III), đơn vị quản lý tuyến, hiện đèo Khánh Lê mặt đường khá hẹp, chỉ 6m lòng và 2m lề đường. Tuyến đường đèo dài khoảng 30km nhưng có đến 100 khúc cua nguy hiểm, 12 điểm mất ATGT do bị sụt trượt và 1 điểm đen tại Km 44 + 720.

“Các dòng chảy từ thượng nguồn không ổn định, thường xuyên bị thay đổi dẫn đến đất đá hay bị sạt lở, sụt trượt khi có mưa, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Có đoạn đường đất đá từ trên núi đổ xuống gần như “xóa trắng” mặt đường. Các đơn vị chức năng hầu như phải làm lại đường ở khu vực này. Ách tắc giao thông cả nửa tháng”, ông Tình cho biết.

hinh 4

Hàng loạt vị trí sạt lở tiềm ẩn nguy cơ TNGT trên đèo Khánh Lê 

Không dễ xử lý điểm nguy hiểm

Tại vị trí điểm đen Km 44+720, mặc cho trời mưa, hàng chục công nhân cùng máy móc thiết bị của nhà thầu (Công ty CP Xây dựng giao thông 208) đang hối hả san bằng đất đá, mở rộng làn đường cho xe qua lại lưu thông. Theo kế hoạch, dự án sẽ thực hiện dịch chuyển tim tuyến kết hợp khoan nổ mìn phá nền đá taluy dương để cải tạo các yếu tố kỹ thuật của đường nhằm khắc phục điểm đen. Đơn vị thi công sẽ thực hiện công tác khoan, nổ mìn, phá đá mái taluy dương với khối lượng khoảng 11.800m3. Tổng mức đầu tư 8,06 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến tháng 4 năm nay, công trình đã phải hoàn thành.

“Tuy nhiên, hiện đơn vị mới kết thúc phần nổ mìn mở rộng làn đường vì gặp quá nhiều khó khăn do thời tiết rất xấu và lượng phương tiện qua lại rất đông. Mỗi lần nổ mìn phá đá, đơn vị phải đóng đường 4km để đảm bảo ATGT”, ông Nguyễn Văn Hường, Chỉ huy trưởng công trình cho biết.

Sau đợt mưa lũ xảy ra vào cuối năm 2017 khiến tuyến đường đèo Khánh Lê bị hư hại nặng, Bộ GTVT đã cho thực hiện sửa chữa đột xuất bảo đảm giao thông tại 10 điểm (cùng nằm trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh). Tổng mức đầu tư sửa chữa tại 10 điểm là 20,5 tỷ đồng. Dự án sẽ thực hiện giải pháp sửa chữa: Gia cố mái taluy dương kết hợp làm tường chắn bằng rọ đá, rãnh thấm và sửa chữa các hư hỏng mặt đường nhằm đảm bảo ATGT và nâng cao khả năng khai thác của tuyến đường. Tuy nhiên, hiện còn 3 điểm đang chậm tiến độ và được gia hạn. Nguyên nhân được chỉ ra, bên cạnh sự phức tạp của thời tiết thì các thủ tục liên quan đến việc xác định ranh giới rừng đặc dụng, giấy phép nổ mìn đã ảnh hưởng nhiều đến thời gian thi công.

“Chúng tôi đang yêu cầu các nhà thầu tích cực thi công, đảm bảo hoàn thành trước mùa mưa lũ”, ông Tạ Thanh Tình nói và cho biết, do điều kiện thời tiết phức tạp nên không loại trừ xuất hiện những điểm sạt trượt mới, gây mất ATGT. Vì vậy, đơn vị nghiên cứu rất kỹ đoạn đường để lắp biển báo hướng dẫn ở từng vị trí cụ thể nên người đi đường cần thực hiện đúng, yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo ATGT như biển cảnh báo qua khu vực hay có sương mù, các gương lồi ở khúc cua, cảnh báo khu vực thường xảy ra tai nạn… Đồng thời, tài xế phải chú ý tốc độ cho phép khi đi trên đèo, đi đúng làn đường, phần đường của mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.