• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cảnh báo buýt Hà Nội vi phạm giao thông

30/09/2019, 13:30

Nhiều vi phạm của xe buýt diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đường khiến hình ảnh của xe buýt chưa thể đẹp trong mắt người dân.

Xe buýt chỉ mở một cửa trên hành trình di chuyển thay vì chấp hành theo quy định

Lạng lách như… xe máy

Sáng 25/9, trên đường Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Chí Thanh, Xuân Thủy… nơi có mạng lưới xe buýt hoạt động “dày” bậc nhất Thủ đô, PV Báo Giao thông chứng kiến hình ảnh nhiều lái xe buýt đang đi ở giữa đường bất ngờ lạng sang phải để vào điểm dừng, đỗ, ép cả dòng xe máy phía sau phanh dúi dụi. Trên đường Nguyễn Chí Thanh, lái xe tuyến 22A thuộc Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu sau khi dừng tại điểm dừng xe buýt gần Trường Đại học Lao động - Xã hội lại bẻ lái mạnh ra giữa lòng đường “nhanh như cái chớp mắt”, phía sau xe ống xả nhả khói đen xì khiến nhiều phương tiện đi phía sau tá hỏa.

Trực tiếp ngồi trên tuyến buýt số 37, PV không khỏi hốt hoảng khi lái xe liên tục tăng ga, bóp còi ra hiệu cho các phương tiện khác nhường đường trong khi làn đường phía dưới đang di chuyển không hề quá tải.

Đáng nói, lái xe buýt BKS 29B - 080.07 còn chỉ mở cửa sau cho hành khách lên/xuống cùng một cửa thay vì chấp hành theo quy định phải mở cả 2 cửa lên/xuống. Đến số 9 - Ba La (Hà Đông, Hà Nội) cách bến xe Yên Nghĩa 500m, lái, phụ xe còn dừng cả chục phút trên đường trong khi đây không phải điểm dừng để chờ “mua cơm” khiến hàng chục hành khách nháo nhác chờ đợi. Chị Nguyễn Thu Hòa, Chương Mỹ (Hà Nội) bộc bạch: “Lần nào đi xe buýt đến đây mình cũng thấy lái, phụ xe dừng lại mua cơm khá lâu, trong khi đây có phải điểm dừng nghỉ đâu cơ chứ”.

Trên chiếc xe buýt BKS 29B - 197.66, tuyến 62 của Công ty Tân Đạt, PV nhận thấy bảng điện tử thông báo giờ chạy bị lỗi. Suốt dọc hành trình dài từ bến xe Yên Nghĩa đến BX Thường Tín, bảng điện tử chỉ ghi điểm dừng tiếp theo Viện Quy hoạch rừng.

Trước đó, khá nhiều hành khách bức xúc trước vi phạm của lái phụ xe buýt, gửi ảnh, video cùng thông tin tới Báo Giao thông phản ánh. Đơn cử, trong tháng 8/2019, một hành khách nữ (đề nghị giấu tên) phản ánh vụ việc lái, phụ xe buýt số 42 lộ trình BX Giáp Bát - Đức Giang thản nhiên vừa ăn, vừa uống bia trên xe gây phản cảm, mất ATGT. Cũng theo nữ hành khách này, phụ xe chỉ thu tiền nhưng không trả vé cho hành khách.

Hay trường hợp hành khách phản ánh lái xe buýt tuyến 32 Giáp Bát - Nhổn (Hà Nội) vừa lái xe, vừa xem phim, nghe nhạc, khiến nhiều người trên xe cảm thấy bất an.

Giám sát, xử lý qua hệ thống GPS

Kết quả kiểm tra, giám sát dịch vụ trên các tuyến buýt từ ngày 5 - 11/9, lực lượng kiểm tra giám sát dịch vụ đã tiến hành kiểm tra hơn 2.500 lượt xe (trong đó, hơn 1.800 lượt xe qua GPS và 717 lượt kiểm tra trên tuyến); Lập 18 biên bản vi phạm hợp đồng đối với TCT Vận tải Hà Nội, Chi nhánh Công ty TNHH Bắc Hà, Công ty CP Ô tô Vận tải Hà Tây, Công ty Liên doanh quốc tế Hải Vân, Công ty CP Vận tải và dịch vụ Liên Ninh, Công ty CP Xe điện Hà Nội, Công ty CP Vận tải Neway.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị cho rằng, thời gian qua, các đơn vị đã quan tâm triển khai thực hiện tiêu chí tuyến xe buýt nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, ông Hải cũng thừa nhận vẫn còn một số tồn tại chưa được khắc phục. Những lỗi phổ biến được ông Hải liệt kê gồm chạy quá tốc độ, không đảm bảo thiết bị giám sát hành trình, lái xe làm việc quá thời gian quy định, không xé vé, niêm yết thông tin chưa đồng bộ...

Về kiểm tra, giám sát hoạt động của xe buýt, ông Hải cho hay có thể giám sát trực tiếp trên tuyến; Giám sát không qua hệ thống giám sát hành trình GPS; Thông qua phản ánh của cơ quan báo chí cũng như qua phản ánh của hành khách, người dân và mạng xã hội. “Trong 6 tháng đầu năm 2019, qua công tác kiểm tra giám sát đã phát hiện và lập 582 biên bản vi phạm hợp đồng”, ông Hải thông tin.

Liên quan đến việc lắp đặt camera giám sát trên xe buýt, ông Hải cho biết, đầu năm 2019, trung tâm đã khuyến khích lắp đặt camera cho 167 xe buýt nâng tổng số xe có lắp đặt camera giám sát là 380 xe. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục khuyến khích lắp đặt camera bên trong xe thông qua việc đổi mới đầu tư phương tiện và trang thiết bị công nghệ, rà soát đơn giá định mức”, ông Hải nói.

Phía doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, ông Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Trung tâm Điều hành xe buýt (TCT Vận tải Hà Nội) cho hay, trên 1.100 xe buýt tại 92 tuyến mà TCT đang khai thác đều được lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình, truyền dữ liệu trực tuyến tình trạng hoạt động của xe về trung tâm điều hành. Riêng đối với tuyến BRT còn được kết nối cả thông tin hình ảnh trên xe và hình ảnh tại các camera lắp đặt dọc hành lang tuyến.

“Với hệ thống định vị GPS, ngay tại trung tâm điều hành có thể kiểm soát các thông tin về vị trí của xe, tình trạng vận hành, tình trạng ùn tắc giao thông qua phần mềm. Từ đó, giúp các đơn vị đưa ra các quyết định điều hành tối ưu nâng cao hiệu quả, góp phần làm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn”, ông Tuấn nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.