• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Cần thắp lửa phong trào Cứu người gặp nạn

12/03/2016, 18:37

Nếu làm tích cực, phong trào sẽ là một cú hích, nâng cao văn hóa giao thông cho xã hội.

tai-nan-giao-thong-dac-biet-nghiem-trong-o-long-bi
Hiện trường vụ xe camry liên tiếp gây tai nạn làm 3 người thiệt mạng ở Long Biên

Vụ việc chiếc Camry liên tiếp gây tai nạn làm 3 người thiệt mạng nhưng không có xe ô tô nào trên đường ứng cứu đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng, nhất là cộng đồng mạng. Nhưng trên thực tế, cư dân mạng, nhất là trên facebook chỉ biết chỉ trích những người vô cảm nhưng ít người dám nói mình sẽ làm gì nếu như gặp phải sự việc như vậy.

Người ta có thể sẵn sàng bỏ tiền ra giúp đỡ người gặp tai nạn nhưng họ lại ngại không giúp những người đang bị thương trên đường. Không phải họ không biết hành động đó là không đúng, vấn đề là họ thiếu ý thức với xã hội và với chính bản thân mình, thiếu cả kỹ năng sơ cấp cứu. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tuyên truyền như thế nào để thay đổi thực trạng này.

Đây chính là lúc chúng ta nên phát động một phong trào cứu người gặp nạn khi dư âm sự việc còn chưa lắng xuống. Tên của phong trào có thể đơn giản là “Cứu người gặp tai nạn”. Đây chính là cách tốt nhất để khơi dậy lòng thương người, lòng trắc ẩn trong cộng đồng, nhất là giới trẻ - những người có cuộc sống gắn liền với những chiếc điện thoại thông minh hay những trang facebook.

Phong trào này cần có người đứng đầu, đó có thể là một vị lãnh đạo được dân tin yêu, hay một ngôi sao trong làng giải trí có nhiều người hâm mộ. Với hình ảnh của họ, tin rằng cộng đồng sẽ ủng hộ và vận động người thân, bạn bè tham gia.

Phong trào cần có một tổ chức quản lý và vận động kinh phí. Có thể do Bộ Giao thông vận tải đứng ra tổ chức, cũng có thể do Đoàn Thanh niên hay lớn hơn là UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức. Chúng ta sẽ tuyên truyền trên truyền hình, báo, đài, sách vở, nếu cần thì mở cả một cuộc vận động rộng lớn đến các tầng lớp nhân dân, đến từng gia đình.

Phong trào này rất cần được kết nối với các mạng xã hội. Trong thực tế, nhiều phong trào đã được tổ chức hiệu quả và thành công nhờ sự lan tỏa và kết nối cộng đồng của các mạng xã hội như Giờ trái đất, Mùa hè xanh…

Giới trẻ bây giờ có thể hờ hững với thông tin tuyên truyền chính thống nhưng lại rất sẵn sàng hưởng ứng một phong trào nếu có một người bạn của họ kêu gọi trên mạng xã hội, đó là điều kiện thuận lợi để phong trào “cứu người gặp tai nạn” thành công.

Cần tuyển dụng một đội ngũ những người thành thạo và có mối quan hệ rộng trên các mạng xã hội, giỏi về công nghệ thông tin để giữ lửa trên các mạng xã hội, qua đó lan tỏa lòng thương người và dũng cảm đứng ra cứu giúp nạn nhân gặp tai nạn. Nếu làm tích cực, tin rằng phong trào “cứu người gặp tai nạn” sẽ là một cú hích, nâng cao văn hóa giao thông cho người dân Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.