• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cần sớm có quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em khi ngồi trên ô tô

03/08/2023, 12:58

Chuyên gia chung nhận định cần sớm có quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em khi ngồi trên ô tô tuy nhiên cần xem xét về lứa tuổi và chiều cao.

Lấy ví dụ 2 vụ tai nạn giao thông xảy ra vào đầu năm 2021 và tháng 7 năm nay làm 2 trẻ em tử vong, TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng đây là thực trạng đang diễn ra, đòi hỏi cần có những giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em trên ô tô, đặc biệt là những chiếc xe con.

“Nếu như trẻ em ngồi trên những chiếc xe đó được bảo vệ bởi các thiệt bị an toàn phù hợp, mức độ thiệt hại sẽ giảm đi rất nhiều và có thể không dẫn tới thiệt mạng”, ông Trần Hữu Minh nêu vấn đề.

Dẫn số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết đang có thêm gần 500.000 ô tô được tăng trưởng mỗi năm ở Việt Nam. Con số này được dự báo còn tăng lên rất nhanh bởi tỷ lệ sở hữu ô tô trên 1000 dân ở nước ta hiện còn thấp, chỉ bằng khoảng 1/10 khi so với một số nước trong khu vực. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều trẻ em di chuyển trên các chiếc ô tô, rủi ro do va chạm dẫn đến chấn thương vì thế cũng tăng lên.

Tại buổi họp chuyên đề khoa học “Thiết bị an toàn bảo vệ trẻ em trên ô tô” diễn ra vào sáng 3/8, trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực tiễn, các chuyên gia cùng chung nhận định thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô là thật sự cần thiết. Đồng thời, quy định của pháp luật về thiết bị an toàn cho trẻ em cũng được kiến nghị cần sớm được xem xét.

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát biểu tại buổi họp.

Giá cả không thật sự là trở ngại

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngồi trên ô tô, các chuyên gia cùng quan điểm có 2 yếu tố quan trọng gồm: Vị trí ngồi và thiết bị an toàn chuyên dụng dành cho trẻ em trên xe. Hai yếu tố này đã được đưa vào dự thảo của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Đối với vị trí ngồi, dự thảo luật nêu rõ: “Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 m được chở trên xe ô tô chờ người không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe”. Ngoài ra, quy định cũng nêu: “Trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em, người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em”.

Lý giải về quy định này, ông Dương Kim Tuấn (Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, Đại học Y tế Công cộng), cho biết trẻ em khi ngồi ở ghế trước sẽ có nguy cơ chịu nhiều tác động nguy hiểm như: Chịu nhiều lực tác động hơn khi xảy ra va chạm, dễ văng ra ngoài xe, chịu sự va đập của túi khí, gây mất tập trung cho người lái xe và hiện nay chưa có hệ thống lắp thiết bị an toàn cho trẻ em ở ghế trước. Do vậy, thiết bị an toàn cho trẻ được đánh giá là cần thiết và có nhiều ưu điểm vượt trội.

Về định nghĩa, theo ông Tuấn, thiết bị an toàn cho trẻ em là thiết bị có khả năng giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa. Thiết bị này được thiết kế để giảm nguy cơ thương tích cho trẻ bằng cách hạn chế khả năng cơ thể trẻ bị dịch chuyển trong trường hợp va chạm hoặc giảm tốc độ đột ngột. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ ở nước ta chỉ đạt 1,3%, trong đó tại Hà Nội đạt khoảng 2,6%, TP.HCM là 1,1% và Đà Nẵng là 0%. “Hầu hết những người dùng do đã quen khi sử dụng ở nước ngoài”, ông Tuấn nói.

Ông Dương Kim Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, Đại học Y tế Công cộng.

Tổng hợp ý kiến từ nhiều tài xế, ông Dương Kim Tuấn nêu nhiều nguyên nhân khiến thiết bị này chưa thực sự được phổ biến như chiếm diện tích, trẻ không hợp tác ngồi, thông tin sản phẩm và sự cần thiết chưa có nhiều… Ông Tuấn cũng nêu dẫn chứng khi khảo sát nhân viên bán hàng của 10 hãng xe phổ biến tại Việt Nam, gần như tất cả đều phản hồi rằng rất ít hoặc gần như không có khách hàng hỏi về thiết bị an toàn cho trẻ em, điều này minh chứng rằng lợi ích của thiết bị này chưa thật sự được phổ biến tới tài xế.

“Một số ý kiến nêu vấn đề về giá, tuy nhiên tôi cho rằng đây không thật sự phải là trở ngại đối với những người sở hữu ô tô”, chuyên gia từ Đại học Y tế Công cộng nói đồng thời cho biết một thiết bị an toàn có giá phổ biến 4-5 triệu đồng và có thể sử dụng lâu dài.

Một số thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô.

Lợi ích về đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe và kinh tế

Theo TS Dương Khánh Vân (cán bộ kỹ thuật Tổ chức Y tế thế giới WHO), nghiên cứu từ WHO khẳng định ghế sau là vị trí an toàn nhất dành cho trẻ. Đồng thời việc sử dụng thiết bị an toàn chuyên dụng giúp giảm ít nhất 60% số ca tử vong ở trẻ em ghi xảy ra va chạm. Trong đó, đối với trẻ 8-12 tuổi, việc sử dụng đệm nâng giúp giảm tới 19% các thương tích không gây tử vong khi so sánh với trẻ chỉ sử dụng dây an toàn.

Đồng quan điểm, bà Trần Thị Xuân Hằng (chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Y tế) cho biết thiết bị an toàn cho trẻ trên ô tô giúp giữ trẻ không bị văng khỏi chỗ ngồi khi xảy ra va chạm, ngăn chặn việc trẻ bị va đập vào các bê mặt nội thất của xe hay các vật thể bên ngoài đồng thời phân bố lực tác động trên diện rộng. Từ đó, thiết bị giúp bảo vệ đầu, cổ, não của trẻ - những bộ phận nhạy cảm chưa được phát triển hoàn thiện ở lứa tuổi này.

“Việc sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em giúp giảm tỷ lệ tử vong 34-81%, giảm các chấn thương nghiêm trọng 35-72% và giảm các chấn thương khác 25-58%”, bà Hằng thông tin.

Bà Trần Thị Xuân Hằng, chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

Đồng thời, nữ chuyên chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng nêu nhiều lợi ích khi triển khai việc quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô. Đó là những lợi ích về kinh tế khi tạo ra động lực phát triển công nghiệp, thiết kế và cải tiến công nghệ sản xuất. Đồng thời, việc này còn giúp tăng nguồn thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh đồng thời giảm chi phí điều trị y tế cho Nhà nước, ngưới dân do tai nạn giao thông.

Đối với phạm vi quốc tế, Liên hợp quốc thời gian qua đã có nhiều quy định tăng cường thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô để cải thiện hơn nữa tính an toàn.

Đại diện Cục CSGT, Bộ Công an trao đổi tại buổi họp.

Cơ thể trẻ em không phải bản sao thu nhỏ của người lớn

Tại buổi họp chuyên đề, các chuyên gia cũng nêu ra một số vấn đề nếu áp dụng việc quy định thiết bị an toàn cho trẻ em vào thực thi ở Việt Nam. Theo chuyên viên Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), bà Trần Thị Xuân Hằng, có 3 phương án về lứa tuổi bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trên ô tô.

Đối với nhóm 4 tuổi trở xuống, hạn chế là số lượng trẻ em được bảo vệ sẽ ít hơn. Nguyên nhân là tỷ suất tử vong do tai nạn giao thông ở lứa tuổi 5-14 là 2,4/100.000 trẻ trong khi đó ở lứa tuổi 0-4 chỉ là 1,8/100.000 trẻ.

Đối với nhóm 10 tuổi hoặc 1,35 m được bà Hằng đánh giá là có thể áp dụng và sau một thời gian sẽ đánh giá hoặc điều chỉnh.

Nhóm thứ ba là 12 tuổi hoặc 1,5 m, chuyên gia Bộ Y tế cho rằng tính khả thi cần được xem xét bởi chiều cao trung bình của người Việt Nam là khoảng 1,56 m đối với nữ và 1,68 m đối với nam. “Do vậy không loại trừ yếu tố có nhiều người lớn có chiều cao ở mức này, vậy họ có phải áp dụng không? Nếu có sẽ tạo ra gánh nặng số lượng lớn xe phải trang bị thiết bị an toàn”, bà Hằng nêu vấn đề.

TS Dương Khánh Vân, cán bộ kỹ thuật Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Trong khi đó, TS Dương Khánh Vân (cán bộ kỹ thuật Tổ chức Y tế thế giới WHO), cho rằng các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cơ thể trong các giai đoạn ở con người là khác nhau. Ở trẻ sơ sinh tỷ lệ đầu là 1/4 cơ thể, con số này ở trẻ 1 tuổi là 1/5 và người trưởng thành là 1/8.

“Do vậy, cơ thể trẻ em không phải bản sao thu nhỏ của người lớn, trẻ em hoàn toàn khác tùy theo độ tuổi và phát triển của đứa trẻ”, bà Dương Khánh Vân nói đồng thời nhấn mạnh khuyến nghị của WHO về việc thiết lập giới hạn tổi đa sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô lên đến 12 tuổi và 1,5 m để tận dụng tiêu chuẩn nâng cấp của Liên hợp quốc về hệ thống ghế trẻ em tại quy định 129.

“Đối với mục đích thực hiện, có thể xem xét cho phép một giai đoạn chuyển tiếp. Kể từ ngày luật mới có hiệu lực cho đến … năm, chỉ áp dụng hình phạt đối với hành vi không sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô dưới 10 tuổi hoặc 1,35 m. Sau thời gian chuyển tiếp sẽ xử phạt việc không sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ 12 tuổi hoặc dưới 1,5 m”, vị chuyên gia từ WHO kiến nghị giải pháp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.