• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Cân nhắc chọn tiêu chuẩn thiết bị an toàn cho trẻ trên ô tô

16/11/2024, 06:18

Khi quy chuẩn về thiết bị ghế an toàn cho trẻ được ban hành, người dân dễ dàng lựa chọn thiết bị đảm bảo chất lượng, các doanh nghiệp cũng chủ động hơn trong việc sản xuất, nhập khẩu thiết bị này.

Đa dạng mẫu mã và giá cả

Theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, từ ngày 1/1/2026, trẻ dưới 10 tuổi hoặc dưới 135cm ngồi trên xe ô tô phải sử dụng thiết bị an toàn phù hợp. Hiện, Bộ GTVT đang khẩn trương xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thiết bị này.

Cân nhắc chọn tiêu chuẩn thiết bị an toàn cho trẻ trên ô tô- Ảnh 1.

Việt Nam sẽ áp dụng song song tiêu chuẩn R44 và R129 về thiết bị an toàn cho trẻ trên ô tô để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo khả thi khi triển khai.

Có hai con trong lứa tuổi cần sử dụng thiết bị an toàn nên ngay khi mua xe, chị Kiều Ly (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) sớm tìm hiểu về sản phẩm này.

Tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử, chị Ly bối rối khi xuất hiện hàng trăm mẫu mã, kiểu dáng từ nôi, ghế an toàn, đệm nâng hay chỉ đơn giản là những đai đeo giữ trẻ với ghế trên ô tô. Giá cả dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.

"Băn khoăn không biết đâu mới là sản phẩm chất lượng, đạt yêu cầu theo quy định nên sau một tháng, tôi vẫn chưa lựa chọn được", chị Ly nói.

Theo khảo sát từ Công ty TNHH Thiết bị và Sản phẩm an toàn Việt Nam Protec, tại Việt Nam hiện có khoảng 10 nhãn hàng thiết bị an toàn với 47 sản phẩm, chủ yếu dành cho đối tượng từ 0-54,5kg, nhưng phổ biến nhất là dành cho đối tượng từ 0-36kg.

Về giá thành, sản phẩm chính hãng có hai phân khúc từ 1-5 triệu đồng và trên 5 triệu đồng. Sản phẩm không rõ nguồn gốc đến từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có giá thành rất rẻ, chỉ từ 139.000 - 449.000 đồng.

Nhìn từ bài học mũ bảo hiểm giả, PGS. TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng cho rằng, cần sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ trên ô tô. Từ đó, làm cơ sở cho các nhà sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu áp dụng, đồng thời, giúp kiểm soát chặt chẽ chất lượng.

Nên áp dụng quy chuẩn nào?

PGS. TS Lý Hùng Anh, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, trên thế giới có hai bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô gồm: Tiêu chuẩn kỹ thuật số 44 của Ủy ban Kinh tế châu Âu (R44) và tiêu chuẩn kỹ thuật số 129 của Liên hợp quốc (R129).

Nếu tiêu chuẩn R44 phân loại thiết bị dựa trên cân nặng và độ tuổi của trẻ thì tiêu chuẩn R129 phân loại dựa trên chiều cao, giúp đơn giản hóa việc lựa chọn ghế cho cha mẹ.

R129 được thử nghiệm an toàn nghiêm ngặt hơn với 32 cảm biến, kiểm tra va chạm phía trước, phía sau và bên hông giúp bảo vệ trẻ ở tất cả vị trí, tăng cường khả năng bảo vệ trong trường hợp va chạm bên hông. Tiêu chuẩn R44 chỉ thử nghiệm với 4 cảm biến, kiểm tra va chạm phía trước, phía sau; chủ yếu tập trung bảo vệ trẻ ở vùng đầu, cổ và lưng.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn R129 ưu tiên sử dụng cho xe lắp neo ISOFIX, còn tiêu chuẩn R44 có thể sử dụng cho mọi loại xe, lắp TBAT với ô tô thông qua cả dây an toàn và ISOFIX.

Theo các chuyên gia, hiện cả hai tiêu chuẩn trên đều đang có hiệu lực và được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đa số các các nước đều hướng tới việc áp dụng tiêu chuẩn R129 để bảo vệ an toàn cho trẻ em trên ô tô một cách toàn diện hơn.

Chuyên gia Nguyễn Hoàng Yến, Trung tâm Tư vấn sức khoẻ và phát triển cộng đồng CHD nhận định, nên áp dụng tiêu chuẩn R129 trong xây dựng quy chuẩn kỹ thuật để bảo vệ trẻ tối đa nhất.

Trong khi đó, PGS. TS Lý Hùng Anh cho rằng, ở Việt Nam, áp dụng tiêu chuẩn R44 sẽ phù hợp với đa dạng các dòng xe, kể cả các dòng xe cũ không trang bị ISOFIX.

Mặt khác, trung bình mỗi gia đình sử dụng ô tô thường có hai trẻ chênh nhau 5 tuổi, khi đó cần trang bị hai ghế trẻ em. Với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam, các ghế đạt chuẩn R44 có giá thành thấp hơn sẽ phù hợp hơn.

Tuy nhiên, trong tương lai, tiêu chuẩn R129 sẽ dần thay thế R44, việc áp dụng tiêu chuẩn R129 sẽ nâng cao an toàn cho trẻ trên xe ô tô ở Việt Nam, đặc biệt những ô tô đời mới đã sẵn sàng cho thiết bị an toàn theo R129.

"Việt Nam nên áp dụng đồng thời cả hai tiêu chuẩn để khuyến khích người đi ô tô sử dụng theo khả năng tài chính và nhu cầu an toàn của họ. Đồng thời, lên phương án chuyển dần sang tiêu chuẩn R129", PGS. TS Lý Hùng Anh nhìn nhận.

Hướng tới thuận tiện cho người dân

Đại diện Cục Đăng kiểm VN chia sẻ, đơn vị đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô. Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng ô tô con đời cũ chưa trang bị neo ISOFIX còn rất lớn, trong khi không có quy định về niên hạn đối với loại xe này.

Việc áp dụng ngay tiêu chuẩn R129 với yêu cầu ở mức cao không chỉ gây khó khăn với người dân mà còn với cả cơ quan quản lý, thử nghiệm trong đầu tư, xây dựng phòng thử nghiệm, đào tạo thực hành thử nghiệm.

Do đó, để tạo thuận lợi và đảm bảo tính khả thi khi áp dụng, cơ quan soạn thảo đang xây dựng quy chuẩn về cơ bản sẽ áp dụng song song quy định tại cả hai tiêu chuẩn R44 và R129. Đồng thời, có lộ trình để chuyển đổi theo hướng chỉ áp dụng tiêu chuẩn R129.

Cùng đó, có thể cho phép công nhận chứng nhận báo cáo thử nghiệm ở nước ngoài với các sản phẩm đã đạt hai tiêu chuẩn trên khi nhập khẩu về Việt Nam mà không cần thử nghiệm lại trong nước, tạo thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu cũng như phù hợp với cam kết của Việt Nam khi tham gia Hiệp định Geneva 1988.

Về phía nhà sản xuất, nhập khẩu, ông Đào Việt Hưng, Giám đốc kinh doanh Công ty SNB JSC cho biết, nếu Việt Nam cho phép áp dụng cả hai tiêu chuẩn sẽ tạo thuận lợi cho nhà sản xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, với nhiều tính năng ưu việt hơn so với R44, ông Hưng khuyến nghị Việt Nam nên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật theo tiêu chuẩn R129.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.