• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Cần luật hoá quy định về thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em

17/11/2022, 19:13

Bên cạnh quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô, các chuyên gia cũng đề xuất quy định về chất lượng loại thiết bị này.

Thiết bị an toàn cho trẻ trên xe ô tô không nguồn gốc tràn lan trên mạng

Tại hội thảo “Thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em tại Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, Ban tổ chức đã công bố những khảo sát, nghiên cứu về thị trường thiết bị an toàn (TBAT) trên xe ô tô cho trẻ em ở Việt Nam.

Hiện có tổng cộng 10 nhãn hàng thiết bị an toàn với 47 sản phẩm tại thị trường Việt Nam

Bà Bùi Thanh Hường, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Thiết bị và Sản phẩm an toàn Việt Nam Protec cho biết, hiện tỉ lệ sử dụng TBAT cho trẻ em trên xe ô tô ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 1,3%. Khảo sát tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng cho thấy con số này lần lượt là 2,6%; 1,1% và 0%.

Kết quả khảo sát về tình trạng sẵn có và giá bán các sản phẩm TBAT cho thấy hiện nay có tổng cộng 10 nhãn hàng TBAT với 47 sản phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có 10 hãng có trang web và nhà phân phối chính thức, còn lại một số mặt hàng không có nguồn gốc xuất xứ được bán nhiều trên các trang thương mại điện tử.

Trên tổng số 10 nhãn hàng có mặt trên thị trường Việt Nam, các mặt hàng chủ yếu đến từ Mỹ, Italia, Nhật, Anh, Hàn Quốc, Đức theo hình thức nhập khẩu nguyên chiếc, tuy nhiên hàng chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc. Phong phú nhất là nhãn hàng từ Hàn Quốc với 10 sản phẩm khác nhau.

Các nhãn hàng bao gồm nhiều sản phẩm dành cho các đối tượng từ 0-54,5kg nhưng phổ biến nhất là dành cho đối tượng từ 0-36kg. Giá trung bình cho các sản phẩm là 5.542.000 đồng, rẻ nhất là 1.385.000 đồng đến từ Mỹ và đắt nhất là 13.990.000 đồng của Italia.

Ngoài ra, phân theo kiểu loại, tại thị trường Việt Nam chủ yếu có 3 loại ghế bao gồm ghế nôi sơ sinh, ghế ngồi quay trước, ghế nâng kết hợp. Không có sản phẩm chính hãng đạt tiêu chuẩn nào dưới 1 triệu đồng và có 51,1% số sản phẩm trên 5 triệu, còn lại là sản phẩm từ 1-5 triệu.

Các loại ghế nôi cho trẻ sơ sinh có giá trung bình khoảng 3.491.000 đồng và ghế ngồi quay về phía lái xe, không xoay được có giá trung bình là 4.620.000 đồng. Cao nhất là ghế nâng kết hợp, có nhiều loại nhất trên thị trường và giá thành trung bình là 6.257.000 đồng.

Ngoài ra, còn có sản phẩm đệm nâng không lưng tựa hỗ trợ thắt dây an toàn cho trẻ lớn (Booster) giá từ 250.000 – 500.000 đồng, tuy nhiên sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn về ghế ngồi ô tô.

Ngoài các sản phẩm chính hãng, trên các sàn thương mại điện tử còn có các sản phẩm không rõ hãng sản xuất đến từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có giá thành rất rẻ, chỉ từ 139.000 - 449.000 đồng.

Một số nhà phân phối cũng đưa sản phẩm từ Nhật Bản lên trang thương mại điện tử, giá sản phẩm có thể lên đến 2,1 triệu đồng. Các sản phẩm được mô tả là đai an toàn/ghế ngồi an toàn cho trẻ em, giúp cố định trẻ trong xe ô tô nhưng không có tiêu chuẩn kĩ thuật hay móc ISOFIX mà được móc vào ghế ô tô không chắc chắn, không được gọi là TBAT chuyên dụng.

Thiết bị an toàn trên xe ô tô giúp giảm đến 60% nguy cơ tử vong cho trẻ

Đề xuất quy định về chất lượng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y tế Công cộng nhấn mạnh: tại Việt Nam chưa có quy định pháp luật về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô.

Pháp luật hiện hành cũng chưa có một quy định cụ thể nào về việc trẻ em ngồi ghế phụ phía trước thậm chí là ngồi cùng ghế lái.

Từ đây, các chuyên gia đề xuất cần luật hoá quy định về thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em tại Việt Nam và phải có quy định cụ thể về chiều cao và tuổi của trẻ em là dưới 10 tuổi hoặc dưới 135cm theo khuyến nghị, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng chuyển sang sử dụng ô tô tăng nhanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà sản xuất TBAT cũng bày tỏ băn khoăn về những sản phẩm TBAT không có tiêu chuẩn kỹ thuật đang bày bán tràn lan trên các trang thương mại điện tử (tiếp cận số lượng rất lớn khách hàng là người trẻ).

Từ đó, đặt ra vấn đề kiểm soát chất lượng các sản phẩm TBAT trên thị trường, nâng cao nhận thức và nhận diện các sảnn phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Và đề xuất cơ quan quản lý cần tăng cường truyền thông, giới thiệu TBAT là thiết bị rất cần thiết để bảo vệ trẻ em trên ô tô. Cùng với đó nghiên cứu để đưa ra quy định, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm phù hợp với Việt Nam.

Hơn 100/193 quốc gia được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc hiện đã quy định rõ ràng trong luật về việc bắt buộc phải sử dụng ghế ngồi trên ô tô cho trẻ em khi đi xe hơi riêng vì không ai có thể phủ nhận vai trò của ghế an toàn cho trẻ khi ngồi trên ô tô. Đây cũng là số lượng rất tích cực khi ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng qui định cụ thể trong luật.

Việc sử dụng ghế ngồi ô tô nó cũng giống như dây đai 3 điểm của xe và chỉ hữu ích khi xe có va chạm trên đường. Tuy vậy, các báo cáo từ những vụ tai nạn tại Mỹ cho thấy rằng “Nếu con bạn sử dụng ghế chuyên dụng khi ngồi ô tô thì có thể giảm đến 95% trường hợp tử vong và nếu gắn ghế chuyên dụng đúng cách trên ô tô thì có thể giảm 65% số ca chấn thương nặng”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.