• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cái chết của bạn đã thức tỉnh tôi...

13/06/2019, 07:03

Sự ra đi vội vàng của một người bạn thân khi mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời làm tôi thức tỉnh và thay đổi cách sống hiện tại.

Tốp khách “nhậu” xong lập tức điều khiển xe máy rời khỏi quán (Chụp trước cửa quán bia hơi
trên đường Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: K.Linh

Do đặc thù công việc, tôi luôn phải góp mặt trong những buổi tiệc “tăng hai, tăng ba”. Nhưng sự ra đi vội vàng của một người bạn thân khi mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời làm tôi thức tỉnh và thay đổi cách sống hiện tại.

Làm nghề giao thông không biết nhậu thì... vứt

Tôi là người khá may mắn khi được gia đình lo cho ăn học và định hướng công việc đến nơi đến chốn. Sau hơn 4 năm đại học, tôi trở thành kỹ sư giao thông. Rồi tôi xin vào làm trong một đơn vị chuyên về giao thông ở Hà Nội. Với vai trò là kỹ sư giao thông, tôi được phân vào ban chuyên đi kiểm tra, giám sát các công trình giao thông của thành phố.

Đám bạn học chung đại học của tôi hầu hết cũng tìm được việc làm. Đứa theo nghề thi công, giám sát, lội mưa lội nắng tới các công trình. Số khác vào công ty tư vấn thiết kế, suốt ngày làm việc với bản vẽ trong phòng máy.

Tôi vẫn nhớ hồi sinh viên, nghe nhiều người phán: “Làm cái nghề xây dựng giao thông này mà không biết nhậu thì không làm được việc”. Câu nói đó cứ như một chân lý, ám ảnh chúng tôi suốt nhiều năm.

Đi làm chưa đầy 1 năm, tôi bàng hoàng nhận được hung tin thằng Minh, đứa bạn thân nhất hồi còn học chung lớp đại học mất trong một vụ TNGT. Qua gia đình bạn, tôi được biết, hôm đó khoảng hơn 1h đêm, Minh đang trên đường đi làm về trong người còn đầy hơi men, chiếc xe ô tô của Minh mới mua đâm thẳng vào vòng xuyến do mất lái.

Dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng Minh đã vĩnh viễn ra đi do chấn thương sọ não rất nặng. Tôi rùng mình khi nghe mọi người kể lại vụ tai nạn. Nhiều ngày sau, tôi không thể làm được việc gì vì ám ảnh bởi vụ tai nạn của bạn và day dứt về những lần nhậu say xỉn nhưng vẫn lái xe của mình.

Tôi và một số người bạn có mặt trong ngày đưa tang Minh, cho đến lúc về tôi vẫn không sao quên được hình ảnh ba mẹ Minh, tay cầm di ảnh của con mà như người mất hồn. Còn em của Minh với đôi mắt dường như không thể sưng hơn được nữa vì khóc thương người anh trai đoản mệnh.

Nhiều năm trước, Minh tâm sự đi theo ngành giao thông cũng vì muốn nối nghiệp cha. Chúng tôi hiểu Minh không phải là người thích uống rượu, chỉ uống vài chén mặt đã đỏ gay. Nhưng từ khi nhận việc ở một công ty chuyên về thi công các công trình giao thông, cứ hết giờ làm Minh lại phải đi giao lưu với các đối tác. Những cuộc gặp gỡ sặc mùi rượu bia đó diễn ra gần như hàng ngày, có nhiều hôm trời rạng sáng Minh mới về đến nhà.

Khát vọng bắt đầu một cuộc sống tự lập đang tràn đầy trong Minh, cũng như tôi và bao thanh niên khác, nhưng tất cả đã chấm dứt, chỉ còn lại sự tiếc thương khôn nguôi cho người thân và bạn bè. Nguyên nhân chính cũng chỉ vì say rượu bia, không làm chủ được tay lái và tốc độ trên đường về.

Tôi nhận ra cuộc sống này thật mong manh...

Sự ra đi của người bạn thân khiến tôi phải thay đổi thói quen của chính mình. Từ nhỏ đến lớn, bố mẹ luôn rất lo lắng cho tôi, không để tôi vướng vào rượu chè, cờ bạc hay thuốc lá.

Nhưng làm việc được một thời gian, tôi nhận ra mình đã quen với cái chất “cay cay, say say” lúc nào không hay biết. Bước vào môi trường làm việc, nào là chuyện “xã giao”, “ra mắt” ban đầu rồi đến lúc được nhận vào làm chính thức, được tăng lương cũng phải chi vài chầu để gọi là biết ơn. Chưa kể đến các dịp lễ, tết, đám cưới, tân gia, tậu xe, buồn cũng như vui, biết bao nhiêu lý do để “1-2-3 dzô”.

Nhiều hôm trên đường lái xe về nhà, mắt tôi nhíu lại, thậm chí không làm chủ tay lái, phải táp vào lề đường ngủ một lát rồi lại đánh lái tiếp tục hành trình. Nhiều khi sáng vào làm việc hơi thở vẫn còn nồng nặc mùi rượu bia từ đêm hôm trước.

Nhớ lại tất cả những sự việc đó khiến tôi mang cảm giác tội lỗi. Sự ra đi vội vàng của một người bạn thân khi mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời càng làm tôi thức tỉnh và thay đổi suy nghĩ cũng như cách sống hiện tại. Tôi nhận ra rằng cuộc sống này thật mong manh và sẽ chẳng còn lại gì khi mà chính bản thân cũng không còn tồn tại. Tôi trân trọng hơn từng phút giây quý báu mà cuộc đời vốn đã ban tặng cho mỗi con người.

Với tôi, rượu bia không chấm dứt nhưng có chừng mực và giữ gìn sức khỏe là điều quan trọng nhất. Tôi đã chú tâm hơn vào công việc hiện tại và cố gắng làm thật tốt dù cho đó là việc nhỏ nhặt. Tôi dành nhiều thời gian và tình yêu thương để quan tâm, trò chuyện với những người thân xung quanh. Nhiều cuộc hội hè, tôi chỉ uống nước ngọt thay vì rượu bia, điều mà trước đó đến tôi chưa từng nghĩ tới.

Lê Hoàng Hải (Hà Đông, Hà Nội)

Mỗi tuần trao 4 giải thưởng hấp dẫn

Bạn đọc có thể tham gia diễn đàn dưới nhiều hình thức như gửi bài, ảnh, video, chia sẻ câu chuyện của chính mình hoặc cung cấp ý tưởng, kinh nghiệm, giải pháp để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ngăn chặn hành vi sử dụng rượu bia vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Các tác phẩm đạt chất lượng, được đăng tải trên Báo Giao thông sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của Báo. Nơi nhận tác phẩm tham gia diễn đàn: Trụ sở Báo Giao thông, số 2 đường Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội; Email: thang.nguyen@baogiaothong.vn; Điện thoại đường dây nóng: 0914799709.

Mỗi tuần Ban tổ chức sẽ trao: 1 giải Nhất tuần trị giá 2 triệu đồng + 2 mũ bảo hiểm đạt chuẩn có gắn logo Báo Giao thông; 1 giải Nhì trị giá 1 triệu đồng + 2 mũ bảo hiểm; 2 giải Khuyến khích mỗi giải 2 mũ bảo hiểm.

Báo Giao thông trân trọng mời bạn đọc gửi bài tham gia Diễn đàn Chặn ma men lái xe

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.