• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Cách nào ngăn "ma men" lái xe dịp Tết để giảm thiểu tai nạn?

19/01/2022, 06:30

TNGT trong dịp Tết luôn diễn biến phức tạp, tăng cao hơn so với bình thường, dù các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia chia sẻ, đây vừa là trăn trở lớn, vừa là thách thức không nhỏ đối với những người làm công tác ATGT.

Ông Khuất Việt Hùng

Vi phạm nồng độ cồn vẫn ở mức cao

Vì sao năm nào TNGT trong dịp Tết cũng tăng mạnh và khó kiểm soát như vậy, thưa ông?

Nguyên nhân hàng đầu là tình trạng sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện. Tập quán sử dụng nhiều rượu, bia trong dịp Tết, cộng với tâm lý “Tết mà” của người dân, đặc biệt là đối tượng thanh niên ở các địa bàn nông thôn khiến vi phạm vẫn còn phổ biến.

Tôi thực sự mong muốn mỗi người dân có ý thức tự bảo vệ chính sinh mạng của mình, bảo vệ những người thân yêu trong gia đình và mọi người trong xã hội bằng cách luôn tuân thủ các quy tắc về an toàn khi tham gia giao thông. Đặc biệt, trong khi vui Tết, rất cần có tinh thần “Uống có trách nhiệm”.

Để làm được điều này cần sự vào cuộc của cả cộng đồng. Bạn bè, những người thân trong gia đình phải có trách nhiệm với nhau, tuyệt đối không để người thân của mình đã uống rượu, bia còn điều khiển phương tiện giao thông.

Ông Khuất Việt Hùng

Theo thống kê, khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người chết liên quan rượu, bia và con số này đang có xu hướng gia tăng. Khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới đối với các nạn nhân nhập viện vì TNGT cũng cho thấy, có tới hơn 36% số người lái xe máy và gần 67% người lái ô tô có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép.

Trong số 100 nạn nhân tử vong vì TNGT có liên quan đến rượu, bia, độ tuổi 15 - 29 chiếm tới gần 60%; nam giới chiếm trên 90%.

Vào những ngày Tết, lực lượng chức năng một số nơi còn có tâm lý “nể nang” trong việc xử lý vi phạm, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Theo ông, phải chăng chế tài hiện nay chưa đủ răn đe nên nhiều người vẫn cố tình vi phạm như vậy?

Tôi cho rằng, nếu mức phạt vừa túi tiền có nghĩa là giúp cho người dân dễ đóng tiền phạt hơn. Đấy gọi là thỏa hiệp. Cần làm sao để cho mọi người nghĩ đến chế tài đó thì không dám và không để xảy ra vi phạm.

Ở đây chúng ta xác định, trong việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn mới đang làm phần ngọn, “thả gà ra đuổi”. Cực chẳng đã mới phải dùng chế tài để xử phạt công dân vi phạm.

Tất cả chế tài xử phạt từ hành chính đến hình sự chỉ với mong muốn gửi thông điệp mạnh mẽ đến công dân rằng: “Đó là hành vi vi phạm pháp luật, nguy cơ gây tổn hại đến lợi ích của công dân khác, lợi ích của xã hội và đừng làm điều đó”.

Cần xử lý nghiêm, không nể nang

Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng rượu, bia điều khiển phương tiện dịp Tết, lực lượng chức năng cần xử lý quyết liệt, không nể nang (Ảnh minh họa)

Trong năm 2021, nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch. TNGT và vi phạm nồng độ cồn thời gian này diễn biến ra sao, thưa ông?

Khi lực lượng chức năng vừa chống dịch vừa đảm bảo ATGT sẽ xuất hiện nhiều chốt kiểm tra. Người dân cũng cân nhắc không uống rượu, bia khi tham gia giao thông.

Thực tế, con số người chết do TNGT năm 2021 đã giảm rất sâu, còn dưới 6.000 người, vi phạm nồng độ cồn trong thời gian giãn cách cũng giảm.

Cũng cần thấy rằng, khi lực lượng chức năng tập trung chống dịch Covid-19, đâu đó vẫn có người dân chủ quan.

Họ có suy nghĩ rằng uống rượu, bia sẽ không bị xử phạt vì lực lượng chức năng đang lo chống dịch. Bởi thế, các vi phạm về trật tự ATGT nói chung, trong đó có vi phạm nồng độ cồn lại có cơ hội tái diễn.

Năm 2021, TNGT giảm nhưng không tương xứng mức độ giảm về lưu lượng phương tiện tham giao giao thông.

Đến nay, các hoạt động kinh tế - xã hội đã quay trở lại nên việc chống dịch cũng phải đi kèm với xử phạt các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, trong đó có hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Vậy, giải pháp nào để ngăn TNGT có nguyên nhân do rượu, bia khi những ngày Tết Nhâm Dần đã cận kề?

Dịp Tết năm nay, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các giải pháp phòng, chống dịch vẫn sẽ được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố.

Tuy vậy, kỳ nghỉ Tết năm nay kéo dài nên số lượng lớn người tham gia giao thông và mức độ sử dụng rượu, bia của người dân vẫn sẽ tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT.

Năm 2022, lực lượng CSGT sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự ATGT. Trong đó, lực lượng CSGT cũng sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, đặc biệt là hành vi lái xe vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng khi điều khiển phương tiện.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an)


Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng rượu, bia gây TNGT trong dịp này, lực lượng công an các địa phương cần xử lý quyết liệt người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông.

Tại các vùng nông thôn, lực lượng công an chính quy ở xã phối hợp với lực lượng tuần tra giao thông của công an huyện tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm.

Thông qua các hình thức để tuyên truyền cho người dân biết quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện; cần xử lý nghiêm, không “nể nang” trong xử phạt.

Về lâu dài, cần bổ sung hình thức xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm có nguy cơ dẫn đến TNGT. Thực tế tại các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc đã thực hiện và việc này tác động rất hiệu quả đến tâm lý, ý thức của người tham gia giao thông.

Cần nói thêm, cũng có những nhóm chủ thể hay những không gian tác động đến việc sử dụng rượu, bia đang ít được quan tâm.

Đó là các cán bộ, công chức, viên chức, những người phải làm gương cho quần chúng nhân dân trong việc không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Đó là nơi kinh doanh rượu, bia, chủ doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh rượu bia, họ cần có trách nhiệm hơn với khách hàng của mình.

Chúng ta hiện nay đang quan tâm trực diện tới công dân bình thường - những người sử dụng rượu, bia cuối cùng, có thể sẽ phải cầm vé phạt hoặc thậm chí vào vòng lao lý vì uống rượu, bia rồi tham gia giao thông.

Đấy là hạn chế mà chúng ta sẽ quan tâm mạnh hơn, làm nhiều hơn trong thời gian tới.

Chúng ta chưa thấy câu chuyện phía sau việc xử phạt hành chính một người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, cơ sở bán rượu. bia họ có bị liên đới? Hay một người bị xử phạt hình sự, người cung cấp rượu bia có bị nhắc nhở, chấn chỉnh? Ở đây, chỉ đơn thuần là người nào uống và có hành vi vi phạm người đó chịu.

Tất nhiên, người nào làm người đó chịu, pháp luật có quy định trách nhiệm của các chủ thể khác có liên quan, nhưng chưa được nhắc đến.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.