• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Ca nô kéo ván lướt không phép tung hoành trên sông TP.HCM

03/08/2016, 07:08

Một thanh niên được cano kéo “bay” trên mặt nước với tốc độ 45-50km/h, được vài chục mét thì bị ngụp xuống nước...

4

Trò chơi ca nô kéo lướt ván trên khúc sông khá hẹp lại có tàu thuyền qua lại rất nguy hiểm

Gần đây tại một số tuyến sông trên địa bàn TP.HCM xuất hiện loại hình dịch vụ giải trí trên sông như lướt ván, chạy mô tô nước thu hút nhiều người đam mê cảm giác mạnh. Điều đáng nói là những trò chơi mạo hiểm này đang hoạt động không phép.  

Lướt ván tung hoành trên sông

Anh Nguyễn Huy Trường, người cung cấp dịch vụ lướt ván trên khúc sông Rạch Đỉa, Q.7 cho biết: “Giá thuê là 2 triệu đồng/giờ bao gồm cả việc kèm cặp, huấn luyện đối với người không biết chơi. Mỗi tuần, anh chỉ cho thuê vào ngày thứ năm, chủ nhật từ 14h - 16h. Nhưng không phải giờ nào cũng có thể cho thuê vì còn tùy lúc nước sông lên xuống. Ai muốn thuê phải điện trước để anh sắp xếp, hẹn lịch vì có rất nhiều người đăng ký”.

Khi tôi thắc mắc liệu có nguy hiểm với người chưa biết chơi, anh Trường trấn an: “Dù là người không biết bơi vẫn có thể lướt ván được. Chỉ cần tập 10-15 phút là có thể biết chơi”.

"Trước thực trạng trên, Sở GTVT đã kiến nghị Bộ GTVT cần có quy định rõ về điều kiện hoạt động của các loại hình dịch vụ giải trí trên sông như lướt ván, mô tô nước. Những phương tiện này không tham gia giao thông đường thủy nhưng hoạt động trong khu vực riêng biệt vẫn phải được cấp phép, quản lý”.

Ông Lê Hoàng Minh
Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM

Cũng theo anh Trường, người thuê lướt ván phần lớn là người nước ngoài, Việt kiều, giá thuê 2 triệu/giờ là khá rẻ so với nước ngoài. Đầu tư một ca nô chuyên dụng, dụng cụ lướt ván, phụ tùng... khoảng 40.000 USD, trong khi mỗi giờ chạy cano tốn 60 lít xăng. Hơn nữa, lái cano kéo lướt ván cũng không đơn giản, phải biết cách lái lúc nhanh lúc chậm để người chơi giữ được thăng bằng.

Có mặt trên tuyến sông Rạch Đỉa, chúng tôi rùng mình khi một thanh niên bị cano kéo “bay” trên mặt nước với tốc độ 45-50km/h. Nhưng chỉ được vài chục mét, thanh niên này bị ngụp xuống nước. Cứ vậy, màn biểu diễn như xiếc của nam thanh niên này khiến người đi đường tò mò kéo tới xem.

Vừa lên bờ, anh Michael Phạm, Việt kiều chia sẻ: “Cảm giác vút đi lao như bay giữa trời và nước... rất đã. Nhưng cũng không ít lần bị uống no nước sông. Chơi ở sông này lúc đầu mình cũng sợ vì nó nhỏ, nên người kéo cano phải canh chừng thuyền qua lại cũng như chọn khúc sông trong, sạch để lướt ván. Cả Sài Gòn chỉ có 1, 2 điểm như này chứ nếu muốn chơi phải ra tận Vũng Tàu, Mũi Né mới có”.

Kinh doanh không phép

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Lê Hoàng Minh, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, hiện trên địa bàn TP xuất hiện nhiều loại phương tiện thủy vui chơi giải trí như lướt ván, mô tô nước hoạt động chưa được các cơ quan chức năng cấp phép. Những phương tiện này hoạt động trước nay chưa có sự phân cấp rõ về trách nhiệm quản lý. Chẳng hạn, Sở Du lịch cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch nhưng phương tiện tham gia du lịch, quy định về an toàn của các phương tiện lại không được đăng ký, đăng kiểm.

Ông Minh cho rằng, đối với các phương tiện thể thao, vui chơi giải trí hoạt động trong khu vực giới hạn nằm trên đường thủy nội địa, Sở GTVT, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải chịu trách nhiệm công bố phạm vi hoạt động của phương tiện. Sở Du lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao phải chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của phương tiện trong khu vực cho phép hoạt động.

Những phương tiện hoạt động trong vùng nước hồ, sông không thuộc sự quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa thành phố. Đối với khu vực cảng biển, phương tiện nào hoạt động, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa - Thể thao chịu trách nhiệm quản lý. 

Ông Phan Văn Mẫn, Đội trưởng Đội 2, Phòng CSGT Đường thủy Công an TP HCM cho biết, đầu tháng 6, trong khi đang tuần tra trên sông Rạch Đỉa, Cảnh sát đường thủy đã truy đuổi đôi nam nữ chạy mô tô nước với vận tốc 100km/h, mô tô này có công suất 300CV. “Khi kiểm tra, Cảnh sát đường thủy phát hiện người lái mô tô nước không có bằng lái, người cho thuê mô tô nước cũng không xuất trình được giấy phép kinh doanh. Cơ quan chức năng đã phối hợp xử lý, nơi này không còn hoạt động mô tô nước nữa, tuy nhiên vẫn còn trò chơi lướt ván nguy hiểm”, ông Mẫn nói. 

Ông Phạm Ngọc Đích, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, Bộ GTVT đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật chung cho tất cả các tàu thể thao, vui chơi giải trí nhưng chưa có quy định riêng đối với từng loại hình. Trong khi đó, Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển. Ngoài ra, các vấn đề khác có liên quan đến công tác quản lý đối với hoạt động của phương tiện vui chơi giải trí cũng chưa được Chính phủ và các Bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể. Do vậy, trên cơ sở báo cáo của Sở GTVT TP HCM, Bộ GTVT đang lấy ý kiến của các sở, ngành để có quy định cụ thể đối với loại hình giải trí này. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.