• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Bỏ trống kiểm soát chất lượng xe máy đang lưu hành

09/03/2017, 15:18

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ 1/1/2018, mô tô, xe gắn máy thuộc danh mục thu hồi, xử lý sản phẩm...

27

Xe cũ nát, không đèn, xi nhan, chở hàng nặng trên đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội - Ảnh: Khánh Linh

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ 1/1/2018, mô tô, xe gắn máy thuộc danh mục thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Việc loại bỏ xe cũ nát là cần thiết, tuy nhiên, do chưa có quy định kiểm soát chất lượng xe máy đang lưu hành nên không dễ để thu hồi, loại bỏ.

Hỏng nặng mới đi sửa

Theo Quyết định 16 ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, xe mô tô, xe gắn máy các loại thuộc danh mục sản phẩm thải bỏ và bắt đầu thu hồi từ 1/1/2018. Các nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ đã bán ra thị trường, bằng cách tự thiết lập địa điểm riêng hoặc phối hợp với các nhà phân phối thu hồi phương tiện thải bỏ. Cũng theo quyết định trên, Bộ TN&MT có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức hướng dẫn và quản lý việc thực hiện. Tuy nhiên, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ TN&MT liên quan đến mô tô, xe gắn máy thải bỏ. Đến thời điểm này, cũng chưa thấy hãng sản xuất xe máy hay đại lý nào công bố điểm thu hồi hay chính sách thu hồi xe cũ nát, không còn giá trị sử dụng.

Trong khi đó, theo khảo sát của PV Báo Giao thông tại Hà Nội và một số địa phương lân cận, hầu hết người dân đều không biết mô tô, xe máy cũ thế nào thì được giao lại cho nhà sản xuất để nhận hỗ trợ. Ông Dương Văn Tân, chủ cửa hàng gas ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội cho biết, cửa hàng mua được hai chiếc xe máy Cub ngày xưa gọi là “hàng bãi”, chuyên để chở gas cho khách. “Không biết xe cũ nát đến cỡ nào thì bị cấm chạy. Xe của tôi mua lại đã vài năm, không biết giấy tờ vứt đâu, chỉ biết là xe nhập “bãi”. Xe cũ nên nếu máy yếu sẽ làm lại hơi, chạy được ngày nào cứ chạy. Nếu có va chạm hay bị công an giữ xe thì bỏ luôn”, ông Tân nói.

Còn anh Nguyễn Văn Sơn, chủ cửa hàng sửa xe máy ven QL32 (thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, khá nhiều người dùng xe máy cũ nát để chở nông sản, hàng hóa vào bán trong nội thành. “Đa số cứ đi đến khi nào hỏng nặng, không đi nổi nữa mới đến sửa. Có xe khi đưa đến phanh mòn sạch, khói đen kịt. Có chiếc vừa đi thử đã thấy rung lắc “như răng bà lão”, anh Sơn kể và cho biết, chưa nghe nói có quy định nào về việc xe máy cũ phải loại bỏ.

Chưa ai kiểm soát chất lượng xe đang lưu hành

Thực tế, trên các tuyến đường, người tham gia giao thông dễ dàng bắt gặp những chiếc xe máy cũ nát nhưng được gia cố (thêm thanh giằng, giảm xóc...), tận dụng để chở hàng hóa nặng hoặc dùng để kéo xe thô sơ, gây nguy hiểm cho chính người sử dụng, ô nhiễm môi trường và mất TTATGT. Tuy nhiên, đến nay chỉ có quy định kiểm định đối với xe máy sản xuất mới, còn chưa có quy định về kiểm định đối với mô tô, xe máy đang lưu hành. Bên cạnh đó, cũng không có quy định về niên hạn sử dụng, khí thải đối với xe máy đang lưu hành nên không có căn cứ để xác định xe máy thuộc diện cũ nát, sản phẩm loại bỏ. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều xe máy không bảo dưỡng định kỳ, cũ nát nhưng vẫn được tận dụng để chở hàng, tham gia giao thông.

"Bộ GTVT có hướng nghiên cứu đưa vào Luật GTĐB quy định kiểm định chất lượng định kỳ một số loại mô tô, xe máy, đặc biệt là xe máy phân khối lớn. Trước mắt, cần xử lý nghiêm đối với các trường hợp xe máy vi phạm Luật GTĐB như: Không có giấy tờ, tự chế, chở hàng cồng kềnh, kéo xe khác... để góp phần quản lý xe cũ nát, không đảm bảo an toàn”.

Ông Nguyễn Hữu Trí
Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm VN

Theo ông Nguyễn Hữu Trí, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm VN, hiện việc bảo dưỡng, duy trì chất lượng mô tô, xe gắn máy do chủ xe tự thực hiện theo quy trình khuyến nghị của nhà sản xuất. “Việc quản lý chất lượng xe máy đang lưu hành bị bỏ ngỏ, vì vậy, tới đây cần có quy định về trách nhiệm của chủ xe trong việc duy trì chất lượng mô tô xe máy đang lưu hành, để bảo đảm ATGT và vệ sinh môi trường”, ông Trí nói và cho rằng, việc loại bỏ xe máy cũ nát là cần thiết để bảo đảm ATGT, giữ gìn môi trường. Việc này có tác động lớn đến đại bộ phận người dân nên cũng cần lộ trình.

Trước một số ý kiến cho rằng, xe máy có tuổi đời càng cao, nhất là trên 15 năm, mức độ an toàn càng thấp, vì vậy cần quy định kiểm định niên hạn đối với xe máy, ông Trí cho biết: “Trong chương trình của Bộ GTVT cũng có hướng nghiên cứu, xem xét việc kiểm định chất lượng, khí thải đối với một số loại xe mô tô có phân khối lớn hoặc có thể xem xét quy định vùng hoạt động của xe máy nhằm đảm bảo xe máy lưu thông trong khu vực dân cư đông có chất lượng tốt”.

Đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cũng cho biết, tới đây cần ban hành quy định về kiểm định kỹ thuật phương tiện xe máy để có căn cứ quy định về niên hạn sử dụng. Nếu không có quy định về niên hạn, Nhà nước cần quy định cụ thể đối với các xe máy cũ để bảo đảm trật tự ATGT, giữ gìn môi trường.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.