• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bình yên sông nước cho làng chài Sê San

12/05/2019, 19:00

Gần 10 năm lang thang sông hồ, người dân làng chài hồ Thủy điện Sê San 4 vùng biên giới huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã có hộ khẩu, có nhà ở.

Thuyền của người dân chấp hành không chở khách theo chỉ đạo của chính quyền

Đặc biệt, chính quyền địa phương đang quan tâm hơn công tác ATGT, để người dân yên tâm phát triển du lịch trên hồ Thủy điện Sê San.

Chính quyền xây nhà ở cho dân làng chài

Làng chài Sê San 4, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum có 29 hộ với gần 100 nhân khẩu. Anh Hai Triều (45 tuổi) - Trưởng xóm chài cười tươi và khoe căn nhà được xây dựng khi chính quyền xã Ia Tơi cấp cho 400m2 đất ở và 50 triệu đồng. Anh gom tiền tích lũy lâu nay, vay mượn thêm để xây căn nhà trị giá gần 300 triệu đồng.

Quê anh Hai Triều ở xã Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), thuộc hộ nghèo nhất nhì trong xóm. Anh xa quê từ năm 2010, lênh đênh trên các vùng sông hồ tỉnh: Tây Ninh, Đắk Lắk, Bình Phước… mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá, mọi sinh hoạt đều trên chiếc bè. Năm 2012, anh về vùng hồ Thủy điện Sê San 3. Vùng hồ này được coi là cái rốn của nhiều loài cá tự nhiên, nhưng nỗi buồn của những thân phận du ngư lang bạt thì cứ đeo bám trong lòng anh.

“Trước đây, hàng chục hộ cắm bè nối tiếp nhau, ngày ra sông đánh lưới thả câu, đêm về bè ngủ dưới tiếng ru rì rầm của sông hồ. Bây giờ, chính quyền đã hỗ trợ cho người dân xây nhà trên đất liền, vì vậy mỗi hộ dựng bè riêng biệt, ban ngày thì đánh cá, đến đêm kéo nhau lên bờ về nhà ngủ”, anh Hai Triều phấn khởi kể.

Ông Chế Hồng Quyền, Chủ tịch UBND xã Ia Tơi cho biết, cuối năm 2017, đích thân Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Văn Hùng đi ghe ra tận các bè nổi làng chài thăm hỏi và chỉ đạo cho ngành chức năng huyện Ia HDrai chiếu theo quy định hiện nay để cấp hộ khẩu, đất ở tạo điều kiện cho dân làng chài lên bờ cho con cái học hành. Đến năm 2018, ngoài được nhập khẩu, tỉnh Kon Tum cấp cho 29 hộ dân ở đây 400m2 đất ở/hộ và 50 triệu đồng. Ông Chế Hồng Quyền cho biết thêm: “Tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo đầu tư điện lưới tới điểm dân cư mới của làng chài với nguồn vốn hơn 3 tỉ đồng. Tết năm 2019, người dân làng chài đã có điện khu ở mới”.

Có chỗ ở ổn định, ngư dân mạnh dạn đầu tư nuôi trồng thủy sản phát triển kinh tế. Ngày trước ngư dân chỉ đánh bắt cá bống, cá chạch, cá mè dinh, cá lăng đuôi đỏ... giờ họ chuyển sang nuôi thả cá trắm, diêu hồng, cá thác lác… Đó là chưa kể, dân làng chài bây giờ còn sáng tạo ra món “bánh tráng cá cơm Sê San” nổi tiếng.

Bình yên sông nước, phát triển du lịch lòng hồ Sê San

Người dân ổn định đời sống và làm giàu trên lòng hồ thủy điện

Huyện Ia H’Drai là huyện mới thành lập được hơn 4 năm, hầu hết người dân ở đây đều là người nơi khác tới định cư. Vì vậy, chính quyền huyện luôn trăn trở tìm ra những giải pháp tạo điều kiện cho người dân định cư ổn định. Làng chài xã Ia Tơi là một ví dụ, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nhập hộ khẩu, hỗ trợ chỗ ở, làm nhà cho dân, tìm những giải pháp nuôi trồng thủy sản, ổn định đời sống cho ngư dân, chứ không để dân sinh sống theo kiểu “gạo chợ, nước sông” được.
Ông Nguyễn Hữu Thạch, Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai


Từ năm 2016, khi QL14C được thảm nhựa, du khách từ Kon Tum, Gia Lai lần lượt kéo nhau lên du lịch trên lòng hồ Sê San. Để cải thiện thêm cuộc sống, có 3 hộ trên lòng hồ còn làm dịch vụ đưa rước khách từ bờ ra lòng hồ. Thu nhập từ hoạt động du lịch này đã giúp tăng thêm thêm thu nhập 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Trước tình hình đó, từ năm 2018, chính quyền địa phương đã chỉ đạo người dân có thuyền chở du khách phải bảo đảm công tác ATGT, thuyền phải có phao cứu hộ, có áo phao cho du khách. Tuy nhiên, ngày 29/4, giữa kỳ nghỉ lễ, khách du thuyền trên hồ Sê San đông vui tấp nập thì có một thuyền đâm phải cây ngầm dưới nước khiến một du khách rớt xuống hồ, đã được ngư dân làng chài cứu vớt an toàn.

Sau sự việc này, chính quyền huyện đình chỉ không cho ngư dân chở du khách. Tối 29/4, các hộ dân làng chài được lãnh đạo huyện tổ chức họp khẩn cấp để tìm giải pháp tốt nhất. Sau đó, Văn phòng UBND huyện Ia H’Drai đã có Công văn số 24/VP-TH chỉ đạo UBND xã Ia Tơi phối hợp với Công an huyện Ia H’Drai, các đơn vị liên quan tạm dừng tất cả các hoạt động đưa đón khách tham quan du lịch đến khu nhà nổi Làng cá do các phương tiện giao thông đường thủy này không đảm bảo an toàn theo quy định.

Ngày 4/5, khu vực làng chài lại vắng bóng những chiếc thuyền đưa du khách tham quan làng chài. Mất đi một nguồn thu nhập, nhưng ngư dân vẫn vui vẻ chấp nhận. “Chúng tôi lang thang khắp các hồ thủy điện trên Tây Nguyên để mưu sinh. Không nơi nào chính quyền lại quan tâm chúng tôi như ở đây cả. Tỉnh đã động viên chúng tôi nhập khẩu, quy hoạch mặt bằng, cho tiền làm nhà. Bây giờ, chính quyền yêu cầu chúng tôi ngừng đưa đón du khách để tìm giải pháp hợp lý nhất, chúng tôi sẵn sàng ủng hộ”, Trưởng xóm Hai Triều cho biết.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Hữu Thạch, Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai cho biết: “Vừa qua, chính quyền tạm dừng việc đưa đón du khách của làng chài, yêu cầu người dân khai thông luồng tuyến chở du khách từ đất liền ra làng nổi trên thủy điện. Luồng tuyến phải an toàn, có phao nổi làm hành lang tạo đường luồng rõ ràng. Trên thuyền phải có phao cứu hộ, có áo phao cho du khách, phải thành lập tổ cứu hộ, cứu nạn. Thời gian tới chính quyền huyện cũng làm việc với các sở, ban, ngành liên quan để tìm giải pháp cấp phép kinh doanh phát triển thành khu du lịch hợp pháp, để bà con làng chài yên tâm phục vụ du khách. Thúc đẩy phát triển kinh tế cho vùng biên giới tỉnh Kon Tum”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.