• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bến thủy, trạm trộn không phép uy hiếp đê điều, gây mất ATGT

25/11/2023, 06:10

Nhiều bến thủy, bãi vật liệu và trạm trộn bê tông không phép hoạt động tấp nập ven sông Trà Lý ở Thái Bình đang uy hiếp an toàn đê điều và gây mất an toàn giao thông.

Bến bãi, trạm trộn không phép bủa vây sông Trà Lý

Những ngày cuối tháng 11/2023, PV Báo Giao thông ghi nhận ở cả hai phía bờ sông Trà Lý, khu vực thượng lưu cầu Trà Lý (trên quốc lộ 37B, nối huyện Tiền Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) diễn ra hoạt động tấp nập của hơn chục bến thủy nội địa không phép.

Bến thủy, trạm trộn bê tông không phép uy hiếp đê điều, mất ATGT tại Thái Bình - Ảnh 1.

Bến thủy không phép trên sông Trà Lý, khu vực thượng lưu cầu Trà Lý, thuộc địa phận huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Các bến này rộng hàng nghìn mét vuông nhưng không hề có báo hiệu bến thủy. Cạnh đó là các bãi chứa các loại vật liệu xây dựng, san lấp chất cao như núi lấn sát dọc theo chiều dài chân đê chắn sóng.

Tại các bãi chứa vật liệu đều xây nhà kiên cố , làm đường đấu nối trái phép vào thân đê để xe ô tô vận chuyển hàng hóa từ bến bãi lên đê, gây mất an toàn đê chắn sóng. Có bến nằm ngay dưới biển báo cấm phương tiện thủy neo đậu.

Dù là bến không phép nhưng các phương tiện thủy ra, vào hoạt động tại các bến này đều có trọng tải lớn, từ vài trăm đến hơn 1.000 tấn, neo đậu tùy tiện trên luồng đường thuỷ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Bến thủy, trạm trộn bê tông không phép uy hiếp đê điều, mất ATGT tại Thái Bình - Ảnh 2.

Bến thủy không phép uy hiếp tuyến đê Trà Lý, thuộc địa bàn xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Khảo sát các khu vực sông Trà Lý khác như qua địa phận TP Thái Bình, huyện Kiến Xương hay sông Hồng qua địa phận huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình)... cũng bắt gặp các trường hợp vi phạm tương tự.

Rà soát, xử lý dứt điểm bến bãi, trạm trộn vi phạm

Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Thái Bình cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, đã phối hợp với các lực lượng liên ngành kiểm tra 63 cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Trong đó, phát hiện và xử phạt 3 trường hợp bến có hành vi tổ chức cho phương tiện vào neo đậu, xếp dỡ hàng hóa tại vị trí chưa được công bố, cấp giấy phép hoạt động cảng, bến thủy nội địa theo quy định, với số tiền hơn 137 triệu đồng.

Bến thủy, trạm trộn bê tông không phép uy hiếp đê điều, mất ATGT tại Thái Bình - Ảnh 3.

Xe chở vật liệu từ bến thủy không phép trên sông Trà Lý, khu vực thượng lưu cầu Trà Lý, thuộc địa phận huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình gây khói bụi, ô nhiễm môi trường.

Tuy vậy, vi phạm về hoạt động bến thủy trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn khá phức tạp, bởi hiện trên 4 tuyến đường thủy quốc gia qua địa phận tỉnh Thái Bình (sông Hồng, Trà Lý, Luộc, Hóa) có tới 23 bến thủy hoạt động không phép và 34 bến đã hết hạn hoạt động.

Cùng với bến thủy không phép, tình trạng trạm trộn bê tông không phép (thường gắn liền với bãi chứa vật liệu, bến thủy) được đặt trên bãi sông cũng diễn biến phức tạp. Các bãi vật liệu này thường mở đường qua đê để xe tải chở vật liệu, thành phẩm ra vào trạm trộn.

Bến thủy, trạm trộn bê tông không phép uy hiếp đê điều, mất ATGT tại Thái Bình - Ảnh 4.

Trạm trộn bê tông không phép bãi ven sông Trà Lý khu vực Km 11+500 đê tả (địa phận xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy.

Đầu tháng 11/2023, Cảng vụ Đường thuỷ nội địa Thái Bình đã có văn bản đề nghị Sở GTVT Thái Bình báo cáo UBND tỉnh Thái Bình có ý kiến chỉ đạo các địa phương phối hợp kiểm tra, xử lý đối với các bến thủy nội địa hết hạn hoạt động, hoạt động không phép...

Trường hợp bến đã được quy hoạch, có khả năng công bố thì phối hợp hướng dẫn chủ bến hoàn thiện hồ sơ để được công bố hoạt động. Trường hợp bến không nằm trong quy hoạch, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình thì kiên quyết giải tỏa theo quy định.

Theo Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình), từ năm 2019 đến nay, đã xử lý 56 bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng không nằm trong quy hoạch đã được giải tỏa hoặc buộc phải dừng hoạt động.

Tuy nhiên, năm 2023, trên các tuyến đê trên địa bàn vẫn phát sinh các vi phạm mới như làm nhà, công trình, trạm trộn, hàng quán, đào đất, chất thải vật tư… trong phạm vi bảo vệ đê điều và ngoài bãi sông. Điển hình, như vi phạm xây dựng trạm trộn bê tông tại bãi sông Hồng tại vị trí Km 182+600, Km 181+400; sông Trà Lý tại Km 41+900, Km 3+800, Km 14+020...

"Theo quy định hiện hành, đơn vị quản lý đê điều (trực thuộc Chi cục Thủy lợi) chỉ có thể lập biên bản, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính, còn để xử lý dứt điểm phải do chính quyền cấp huyện cưỡng chế hoặc có biện pháp xử lý mạnh hơn", vị này cho hay.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.