• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bất an “xe mù” vi vu đường phố Đà Nẵng

01/12/2015, 13:22

Lực lượng chức năng TP Đà Nẵng đang mở chuyên đề dẹp nạn “xe mù” ngang nhiên chạy trên địa bàn.

15
“Xe mù” lưu thông trên đường phố Đà Nẵng gây mất ATGT - Ảnh: Tấn Việt

Xe “nhiều không” ung dung dạo phố

Trước khi bị CSGT xử phạt, thu giữ phương tiện với lỗi không đảm bảo kết cấu xe, ông Đào Tấn Vinh (62 tuổi, trú phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) đã dùng chiếc xe làm phương tiện mưu sinh 5 năm nay. Cứ 4h sáng hàng ngày, ông cùng chiếc Super Cup 50cc này ngược lên chợ đầu mối Hòa Cường (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) chở rau củ về bỏ mối cho các tiểu thương khắp Đà Nẵng. Chiếc xe này được ông mua lại từ một tiệm sửa xe cũ gần nhà với giá 700 nghìn đồng, xe không có BKS, không giấy tờ, không gương, nhìn chẳng khác gì đống phế liệu.

Rạng sáng mỗi ngày, bà Phạm Trần Thị Ly (64 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) là tiểu thương bán thịt heo tại chợ An Hải Bắc lại chở trên xe Dream cũ nát 2 con heo làm sẵn, mua từ Trung tâm giết mổ gia súc - gia cầm Hòa Sơn (quận Liên Chiểu) về chợ bày bán. Theo biên bản xử phạt hành chính được CSGT Đà Nẵng lập ngày 23/10/2015, xe của bà Ly thuộc diện không được phép lưu hành. Lý do vẫn là không đảm bảo kết cấu xe.

"Dẫu biết trong quá trình xử phạt, thu giữ “xe mù” sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mưu sinh của một bộ phận người lao động. Nhưng khi họ đã học lấy GPLX thì phải hiểu rõ việc này là trái luật. Chúng ta cần kiên quyết xử lý, răn đe nhằm tạo sự đồng thuận trong đại bộ phận người dân. Vì mục đích cuối cùng là đảm bảo tốt TTATGT”.

Ông Nguyễn Hữu Cường
Chánh Văn phòng Ban ATGT Đà Nẵng

Hai phương tiện trên vừa được lực lượng CSGT Đà Nẵng kịp thời phát hiện, thu hồi trong tháng qua. Thống kê của Phòng CSGT (Công an TP Đà Nẵng), từ đầu năm 2015, số “xe mù” bị thu giữ đã lên gần 400 chiếc. Sở dĩ gọi đây là “xe mù” hoặc “xe nhiều không” vì: không giấy chứng nhận đăng ký xe, không đèn chiếu sáng, không hệ thống phanh, không BKS, không gương chiếu hậu...

Dù số lượng “xe mù” bị thu giữ, xử lý nhiều, nhưng ghi nhận của phóng viên Báo Giao thông, trên đường phố vẫn còn khá phổ biến các loại xe này hoạt động, trộn lẫn vào các dòng phương tiện để chuyên chở hàng hóa. Đối tượng sử dụng “xe mù” thường là người lao động nghèo. Những người này tìm mua xe từ các tiệm sửa xe cũ, tiệm cầm đồ hay cửa hàng thu mua... phế liệu với mức giá dao động từ 600 nghìn - 1 triệu đồng/xe.

Theo lãnh đạo Công an quận Hải Châu, “xe mù” tung hoành khắp phố phường Đà Nẵng, nhất là thời điểm rạng sáng. Đây là lúc nhiều người làm công việc chở hàng thuê đến các chợ, cửa hàng kịp cho ngày mới. Vì lúc này đường phố vắng vẻ, các lái xe chở hàng cồng kềnh trên chiếc “khung sắt di động” phóng đi rất nhanh, gây mất ATGT, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người điều khiển và những người cùng tham gia giao thông khác.

Nên tiêu hủy “xe mù”

Thượng tá Lê Văn Lực, Phó trưởng Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng cho biết, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng đã giao cho Phòng CSGT lập chuyên đề, ra quân xử lý nạn “xe mù”. Phòng CSGT đã gửi kiến nghị chính thức lên UBND thành phố cho phép có một cơ chế riêng biệt để tổ chức tiêu hủy “xe mù”.

Thượng tá Lực lý giải: “Giá thị trường của loại xe này chưa đến 1 triệu đồng, trong khi tổng mức xử phạt lên đến 2 triệu, nên tâm lý chung của người bị phạt là bỏ xe. Khi thu giữ “xe mù”, về nguyên tắc là phải tổ chức bán đấu giá rộng rãi. Nhưng nếu bán thanh lý, các chủ xe mới lại mang về sửa chữa, tu bổ xe, dù đã hết niên hạn sử dụng. Việc này vô tình tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn, tức là thu giữ xong, xe vẫn có thể chạy lại trên đường, rất nguy hiểm”.

Ông Nguyễn Hữu Cường, Chánh văn phòng Ban ATGT Đà Nẵng cũng cho rằng, tiêu hủy “xe mù” là biện pháp triệt để nhất nhằm răn đe, loại bỏ hoàn toàn loại xe này tham gia giao thông. “Chủ trương của Sở GTVT Đà Nẵng cũng như Văn phòng Ban ATGT là phải dẹp ngay các xe này. Hiện UBND TP đang xem xét kiến nghị của Phòng CSGT về việc tiêu hủy xe. Quan điểm của Ban ATGT là nên tiêu hủy”, ông Cường nói. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.