• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bất an phương tiện đeo bám bán hàng rong trên vịnh Hạ Long

05/03/2024, 06:00

Trước tình trạng phương tiện bám, buộc vào tàu du lịch trên vịnh Hạ Long để bán hàng tái diễn, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang quyết liệt vào cuộc xử lý.

Lộn xộn, mất an toàn giao thông từ phương tiện đeo bám tàu du lịch

Sau một thời gian dài được dẹp bỏ, thời gian gần đây, tình trạng người dân sử dụng thuyền nan, tàu loại nhỏ để bám, buộc vào tàu du lịch bán hàng cho hành khách trên vịnh Hạ Long đã tái diễn với nhiều phương thức mới hòng qua mặt lực lượng chức năng.

Thực trạng này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của vịnh Hạ Long trong mắt du khách.

Bất an phương tiện đeo bám bán hàng rong trên vịnh Hạ Long- Ảnh 1.

Một phương tiện bám, buộc vào tàu du lịch để bán hàng rong cho khách trên vịnh Hạ Long bị bắt giữ.

Trung tá Nguyễn Văn Thìn, Đội trưởng Đội Cảnh sát đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, tại vùng biển giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng đang xuất hiện tình trạng người bán hàng rong sử dụng phương tiện loại nhỏ, đục thủng một lỗ trên phương tiện, dùng vật liệu bịt lại.

Khi phát hiện lực lượng chức năng thì các phương tiện này chạy sang phía vịnh Lan Hạ hoặc táp vào các đảo rồi đánh đắm phương tiện. Khi lực lượng chức năng rút đi thì chủ phương tiện lại trục vớt lên.

"Đây là phương thức không mới, nhưng gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình tuần tra, phát hiện, xử lý hành vi này", trung tá Thìn cho hay.

Không chỉ vậy, việc phát hiện, truy bắt thuyền bán hàng rong cũng rất khó khăn. Nhiều đối tượng manh động, chống đối quyết liệt với lực lượng chức năng, huy động cả "đồng bọn" đến giải cứu thuyền bán hàng rong bị thu giữ.

Một số thuyền trưởng, thuyền viên tàu du lịch còn bị đối tượng bán hàng rong đe dọa, chửi bới, thậm chí tấn công làm hư hỏng tàu.

Quyết liệt xử lý

Dù vùng biển rộng, nhiều tàu du lịch hoạt động, lực lượng chức năng thì mỏng, nhưng các đơn vị chức năng đang quyết liệt xử lý tình trạng thuyền nhỏ bám, buộc vào tàu du lịch để bán hàng rong trên vịnh Hạ Long.

Cụ thể, ngày 28/2, trong khi tuần tra, lực lượng chức năng của Ban Quản lý vịnh Hạ Long và Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai đã phát hiện, xử lý hai phương tiện có hành vi đeo bám khách du lịch để bán hàng rong trên vịnh Hạ Long.

Đó là hai phương tiện phương tiện mang biển kiểm soát QN 67264-TST do anh Trần Văn Q (SN 1986, trú tại khu 8, phường Hà Phong, TP Hạ Long) điều khiển và QN 3544-TS do anh Phạm Văn T (SN 1981, trú tại phường Hùng Thắng, TP Hạ Long) điều khiển có hành vi đeo bám tàu khách để bán hàng rong.

Mới đây nhất, ngày 1/3, Đội Cảnh sát đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Công an TP Hạ Long phát hiện thuyền máy của bà Nguyễn Thị M (SN 1973, trú ở phường Hùng Thắng, TP Hạ Long) đang chở hàng bám, buộc vào tàu du lịch để bán. Lực lượng chức năng đã tạm giữ phương tiện để xử lý theo quy định.

Bất an phương tiện đeo bám bán hàng rong trên vịnh Hạ Long- Ảnh 2.

Chiếc thuyền máy của bà Nguyễn Thị M bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.

Trung tá Nguyễn Văn Thìn cho biết, với các hành vi bám, buộc vào tàu du lịch bán hàng của chủ các phương tiện nêu trên có thể xem xét xử phạt hành chính tới 7,5 triệu đồng.

Theo thông tin từ Chi hội Tàu du lịch Hạ Long, hiện nay, trên vịnh Hạ Long có gần 500 tàu chở khách, trong đó có gần 200 tàu nghỉ đêm. Do đó, vấn đề đảm bảo an toàn giao thông, xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt du khách khi đến với nơi đây luôn được cơ quan chức năng phối hợp thực hiện.

"Trước đây, tình trạng thuyền bán hàng rong trên vịnh Hạ Long đã lắng xuống một thời gian dài do các cơ quan chức năng vào cuộc kiên quyết vào cuộc. Gần đây, tình trạng này lại tái diễn nên Chi hội đã kêu gọi các hội viên tiếp tục phối hợp dẹp nạn chèo kéo, bán hàng rong, gây mất an toàn giao thông đường thủy nội địa, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch vịnh Hạ Long", đại diện Chi hội Tàu du lịch Hạ Long cho biết.

Bất an phương tiện đeo bám bán hàng rong trên vịnh Hạ Long- Ảnh 3.

Cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền cho các chủ tàu, thuyền viên tàu du lịch chấp hành các quy định về ngăn chặn hành vi cho các phương tiện bám, buộc để bán hàng rong trên vịnh Hạ Long.

Trung tá Nguyễn Văn Thìn cho biết thêm, bên cạnh việc xử lý nghiêm vi phạm, đơn vị đang phối hợp với công an địa bàn để đề nghị các chủ tàu kêu gọi du khách không mua, bán hàng hóa của những phương tiện đeo bám tàu du lịch để bán hàng rong trên vịnh Hạ Long.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.