• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Bất an nơi thượng nguồn sông Kôn

27/09/2017, 07:24

Hàng trăm người dân thôn Hữu Giang (Bình Định) phải qua lại đoạn thượng nguồn sông Kôn trên con đò nhỏ, mất ATGT cao.

10

Người dân thôn Hữu Giang phải vượt sông Kôn trên con đò nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT

Vừa tan buổi học trưa, tốp học sinh trường THPT Võ Lai (huyện Tây Sơn) ùa ra bờ sông Kôn, con đò mộc nhỏ tấp lại. Chưa đầy 10 phút, hơn chục người tiến lên ngồi chật kín cả con đò. Máy nổ giòn tan, phả khói đen kịt, con đò nhỏ chòng chành quay đầu trực chỉ bến sông thôn Hữu Giang. Vừa cập bến, con đò lại đón 3 người phụ nữ tay xách nách mang vượt sông. Chỉ một cơn gió nhẹ cũng khiến con đò lắc lư.

Theo ông Nguyễn Ngọc Châu, Trưởng thôn Hữu Giang, cả thôn có 370 hộ dân với 1.000 nhân khẩu. Không có cầu bắc qua sông khiến đời sống người dân vô cùng khó khăn. Thôn Hữu Giang chỉ cách trung tâm xã Tây Giang khoảng 1 km, nhưng bị ngăn cách bởi sông Kôn nên nằm vào thế “ốc đảo”. Mỗi mùa thu hoạch nông sản, để vận chuyển lên chợ xã bán người dân phải thuê xe chở đi vòng mất hơn chục cây số, tiền bán nông sản chả bù lại tiền vận chuyển. Trong khi đó qua đò chỉ mất 1 km là đến trung tâm xã Tây Giang nên nhiều người dân vẫn bất chấp nguy hiểm đi lại.

Em Huỳnh Thị Thanh Nhã (trú Đội 1, thôn Hữu Giang) học sinh Trường THPT Võ Lai (Tây Sơn) cho biết, mỗi tháng em mất từ 30-50 ngàn đồng tiền đi đò. “Mùa nắng đi đò còn đỡ lo, vào mùa mưa nước sông dâng cao kèm mưa gió hay những lúc hồ Định Bình điều tiết nước lũ, tụi em phải nghỉ học hoặc nhờ bố, mẹ chở đi xuống thôn Phú Lạc, xã Bình Thành (huyện Tây Sơn) rồi vòng qua đập dâng Văn Phong để đến trường mất chừng 15 cây số”, Nhã nói.

Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch UBND xã Tây Giang, bến đò tại thôn Hữu Giang là bến tự phát. Để đảm bảo an toàn cho việc đi lại, xã đã tổ chức tuyên truyền kết hợp với kiểm tra chủ đò, người điều khiển đò để quán triệt, ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa. Xã cũng cấp phát áo phao cho người đi đò, song ý thức chấp hành của chủ đò lẫn người đi đò còn hạn chế. Trong khi đó, xã không thể cấm hoạt động bến đò, bởi nhu cầu của người dân rất lớn, mà nơi đây vẫn chưa có một cây cầu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.