• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Bàn cách chặn "ma men" lái xe gây tai nạn

27/03/2015, 15:25

Nghiên cứu độc lập cho thấy, cần đổi mới cách truyền thông để người dân biết điểm dừng khi uống rượu, bia.

IMG_0319
Những vấn đề rút ra từ dự án sẽ được Ủy ban ATGT Quốc gia đưa vào để xây dựng chính sách liên quan

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Ủy ban ATGT Quốc gia và Trung tâm Quốc tế về chính sách chất có cồn (ICAP) tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện chương trình Hành động phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam (2010-2014). Đây là chương trình được triển khai tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng.

Tham dự hội nghị có đại diện của Văn phòng Chính phủ, Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Cục CSGT cùng 11 doanh nghiệp sản xuất rượu bia…

Chương trình có sự tham gia đầu tư kinh phí đối ứng của địa phương, nhằm mục tiêu: nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng chất uống có cồn (bia, rượu), thay đổi thái độ đối với lực lượng chức năng làm công tác kiểm tra, xử lý vi phạm; chuyển đổi hành vi sử dụng bia, rượu. Các hoạt động chính của dự án gồm: truyền thông, trang bị thiết đo và hướng dẫn cách kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế.

Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, một trong những kết quả quan trọng của dự án là góp phần quan trọng hình thành nên quy trình tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT. Qua chương trình này, các địa phương rút ra bài học cụ thể trong công tác phòng chống nguy cơ vi phạm và TNGT từ bia, rượu.

Ông Khuất Việt Hùng cũng cho biết, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức để thay đổi và nâng hiệu quả truyền thông, đưa thực tiễn rút ra được vào quá trình xây dựng chính sách liên quan.

Theo điều tra, đánh giá cuối kỳ độc lập do Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Đại học Kinh tế Quốc dân) thực hiện, các mục tiêu chung của dự án đã đạt được tại 3 địa phương thuộc phạm vi dự án. Đó là tỷ lệ người dân tiếp nhận truyền thông về vấn đề trên ở giai đoạn cuối kỳ tăng lên thêm 20-30%, tỷ lệ biết đúng mức xử phạt về vi phạm nồng độ cồn tăng từ 40 % lên 60%.

Hơn 90% người được hỏi đồng thuận với CSGT khi thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn. Quan trọng hơn, số lần vi phạm trung bình (do người dân tự khai báo ở giai đoạn cuối kỳ) giảm thêm hơn 10% so với điều tra đầu kỳ, cho thấy nhiều người đã giảm hành vi vi phạm.

Về vấn đề truyền thông, Ts. Lưu Bích Ngọc – Viện trưởng Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, các địa phương đã có nhiều cách truyền thông sáng tạo, như phát từng bản cam kết để người dân dán trong nhà, sinh viên viết tay bản cam kết, không giao xe cho lái xe có biểu hiện sử dụng bia rượu, tuyên truyền trên loa truyền thanh…

Tuy nhiên, nội dung truyền thông chưa liên hệ dễ nhớ với quy định về nồng độ cồn trong luật và thực tế. “Như đối với người đi xe máy, con số về quy định về nồng độ cồn trong luật rất khó hình dung, họ không biết với mức như vậy thì tương đương mấy cốc rượu, bia thì chạm ngưỡng nồng độ cồn vi phạm”- Ts. Bích Ngọc nói.

IMG_3530
Nhiều người đi xe máy thắc mắc vì không biết ngưỡng giới hạn nồng độ cồn tương đương mấy cốc rượu, bia

TS. Bích Ngọc khuyến nghị: “Không thể có một mô hình phòng chống lạm dụng rượu, bia cứng nhắc cho tất cả các địa phương, vì mỗi nơi có đặc trưng kinh tế - xã hội, văn hóa khác nhau. Trong truyền thông, tuyên truyền bằng  băng rôn, khẩu hiệu đã lỗi thời. Vì thế thông điệp cần được đổi mới, đa dạng hóa, tránh nhàm chán mới thu hút được người dân”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.