• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Alô, đội vá xe lưu động Rừng Sác nghe!

01/02/2016, 13:06

Điều khiến nhiều người ngán ngẩm nhất khi đi qua tuyến đường này có thể bị thủng săm trong một khu rừng hoang vắng.

31
Anh Nguyễn Văn Vẹn nhận điện thoại của hành khách nhờ “giải cứu” dọc đường vì bị hư xe

Tuyến đường Rừng Sác huyện Cần Giờ, TP HCM dài gần 50 km. Điều khiến nhiều người ngán ngẩm nhất khi đi qua tuyến đường này là có thể bị thủng săm trong một khu rừng hoang vắng. Thấu hiểu cảnh khổ người đi đường, một nhóm thanh niên đã tình nguyện lập “Đội sửa xe lưu động”. Xung quanh công việc của đội vá xe lưu động có những câu chuyện cười ra nước mắt.

Cầm cố chỉ vàng khi vá bánh xe

Một buổi chiều tàn cuối tháng 10, anh Trương Ngọc Thái, thợ vá xe ở cầu Dần Xây, xã Long Hòa nhận cuộc điện thoại. Bên kia đường dây tiếng một người phụ nữ với giọng khẩn khoản vì thủng săm xe giữa đường. Trời âm u sắp mưa, anh Thái vội ôm đồ nghề phóng xe đến nơi người phụ nữ đang đứng cách đó 7km. Xe chỉ bị thủng săm nên vá cũng nhanh, tiền công là 30.000 đồng. Người phụ nữ nhìn anh như mếu: “Chú thông cảm! Chị có việc đi gấp không đem theo tiền. Thôi có chiếc nhẫn vàng chú cầm tạm. Mai chị đem tiền đến trả chú”. Anh Thái nghe mà điếng cả tai. “Trời! Sao con dám cầm vàng của cô. Thôi cô cứ đi đi, lúc nào có tiền ghé trả con cũng được…”.

Gọi điện khi bị hư xe

Khi hành khách bị hư xe dọc đường Rừng Sác từ phà Bình Khánh đến thị trấn Cần Thạnh huyện Cần Giờ hãy gọi số điện thoại: 0165.599.5659 để được hỗ trợ.

Tham gia tổ sửa xe lưu động của huyện Cần Giờ từ những ngày đầu mới thành lập cách đây 6 năm, anh Thái cho biết đã gặp rất nhiều chuyện oái oăm. Đưa cho tôi gần chục tờ giấy chứng minh nhân dân cũ của nhiều người, anh Thái cho biết đó là của những người khách gọi đến sửa xe mà không có tiền trả phải cầm giấy chứng minh nhân dân. “Có mấy cái gần rách, hình nhòe không thấy gì luôn, em cầm mấy năm rồi mà đâu dám vứt, nhỡ mai mốt họ tới đòi lại mình lấy đâu mà trả”, Thái cười nói.

23h đêm đầu đông năm 2015, vợ chồng anh Nguyễn Văn Vẹn là thợ sửa xe gần cầu An Nghĩa, xã An Thới Đông đang ngon giấc thì nhận được điện thoại. “Xin lỗi đã làm phiền anh muộn, nhưng xe em bị bể lốp giữa đường nhờ anh đến vá giúp với ạ”, giọng một phụ nữ bên kia đầu dây. “Xe của chị hư ở đoạn nào?”. “Ở đường Nguyễn Văn Trỗi, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất anh ơi”. “Trời! Tụi em chỉ sửa xe ở Cần Giờ thôi. Trên thành phố thì em không lên sửa được, chị thông cảm nhé”. Thì ra trong một lần đi Cần Giờ chị này bị hư xe và lưu số anh Vẹn vào là “Vá xe lưu động” nên tưởng là ở đâu cũng có lực lượng của anh Vẹn.

32
Anh Nguyễn Văn Vẹn, thợ sửa xe ở cầu An Nghĩa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ

Thấy vui vì có người nhớ mình

Khoảng 4h15 rạng sáng 4/11/2015, anh Lâm Thiên Bảo chở một lô hàng quần áo rất nặng từ thành phố về thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ để bán. Khi đến gần khu vực đảo khỉ thì xe bị thủng săm. Đoạn đường vắng hoe không một bóng người. May thay anh Bảo thấy có một biển treo ở cột điện có số điện thoại của tổ sửa xe lưu động Cần Giờ nên gọi điện. Chừng 20 phút sau, anh Thái mặt chưa tỉnh ngủ chạy đến nơi thay săm xe cho anh Bảo. “Nói thiệt lúc đó họ nói 500.000 mình cũng phải trả chứ không phải 80.000. Có đội sửa xe lưu động thế này thì hay quá chừng”, anh Bảo chia sẻ.

Một lần khác có bà bán nước bên đường gọi điện cho anh Thái nhờ tới sửa xe cho hai người nước ngoài. Khi đến nơi, thấy chiếc xe Attila bị thủng lốp, anh Thái phải tháo cái bánh xe ra đưa về tiệm mới vá được. Định cầm cái bánh đi thì bị hai ông Tây túm lại quát mắng vì chiếc xe đó là họ thuê, không biết anh Thái định làm gì. “Họ sừng sộ tưởng mình ăn cắp phụ tùng xe. Do ngôn ngữ bất đồng nên tôi phải tốn tiền điện thoại về cầu cứu cán bộ huyện Đoàn Cần Giờ giải thích cho vị khách tây này hiểu thì họ mới chịu cho đem bánh xe đi vá”, anh Thái kể.

Anh Nguyễn Thành Nhân cũng là thợ sửa xe ở ấp Bà Sáng, xã Bình Khánh cho biết, từ khi tham gia đội sửa xe lưu động của huyện đã “giải cứu” cho không biết bao nhiêu người trong những lúc khó khăn. Quy định hoạt động của đội là từ 5h - 19h nhưng hễ có ai gặp sự cố vào lúc đêm khuya gọi điện anh vẫn lên đường. Mới đây có người gọi nhờ sửa xe gần phà Bình Khánh lúc 23h đêm tui cũng đi. Vợ con cứ can ngăn vì đi khuya sợ có chuyện chẳng lành. Nhưng không đi cũng áy náy, họ gặp nạn mới gọi đến mình. “Vá xong xe họ cảm ơn rối rít, mình cũng thấy vui, về ngủ cũng thấy yên lòng. Vui nhất là có người bẵng đi một thời gian gọi điện lại cảm ơn nữa”, anh Nhân tâm sự.

Cần lắm sự tiếp sức!

Tổ sửa xe lưu động được huyện Đoàn Cần Giờ thành lập vào năm 2009 với 5 thành viên là những thợ vá xe sống dọc tuyến đường Rừng Sác từ phà Bình Khánh đến thị trấn Cần Thạnh. Mục tiêu là để hỗ trợ những người dân, hành khách thường đi lại trên tuyến đường này xử lý các sự cố như hỏng xe, xịt lốp… Dọc tuyến đường 47km, huyện Đoàn tiến hành treo các biển báo trên cột điện với số điện thoại đường dây nóng để người dân khi gặp sự cố gọi đến.

Anh Đặng Ngọc Phú, cán bộ huyện Đoàn là người trực đường dây nóng này. Huyện đoàn lập ra bảng giá cụ thể để các thành viên ký cam kết không lấy giá quá cao so với quy định. Chẳng hạn vá một lỗ xe bị thủng giá 30.000 đồng (bên ngoài là 25.000 đồng); thay một ruột xe 85.000 đồng (bên ngoài là 75.000 đồng). Mỗi thành viên trong tổ được cấp một bình bơm hơi mini, bộ đồ nghề sửa xe, áo đồng phục...

Anh Phú cho biết, 6 năm qua đã hỗ trợ sửa chữa hơn 3 nghìn trường hợp hành khách, người dân bị hư xe dọc đường. Anh Phú cho biết, trực đường dây nóng còn khổ hơn nuôi con mọn. Lúc mới thành lập có rất nhiều cuộc điện thoại lạ gọi đến quấy rầy vào đêm khuya, cứ 5 phút gọi một cuộc. Huyện đoàn phải nhờ phía công an, bưu điện điều tra và chặn số điện thoại đó. Có hôm nhận được điện thoại của hành khách nhờ sửa xe ở gần nhà máy nước Cần Giờ. Khi điều người chạy cả chục km đến thì không thấy đâu, gọi điện lại không nghe máy. “Tui động viên anh em thôi thì có lúc này lúc khác chứ biết sao”, anh Phú chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.