• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

60 giờ nghẹt thở thông đường, cứu người trong lũ lịch sử Quảng Bình

29/01/2017, 15:16

Trận lũ lụt lịch sử trung tuần tháng 10/2016 xảy ra ở Quảng Bình khiến giao thông tê liệt hoàn toàn.

48

Lực lượng cứu hộ dùng ca nô đưa du khách mắc kẹt ở ga Lệ Sơn về nơi an toàn

Trận lũ lụt lịch sử trung tuần tháng 10/2016 xảy ra ở Quảng Bình khiến giao thông tê liệt hoàn toàn. Thời khắc khó khăn ấy, những cán bộ lãnh đạo, công nhân viên ngành GTVT vẫn bất chấp nguy hiểm, nỗ lực thông đường cứu tàu, cứu người mắc kẹt.

Vượt lũ cứu thành công 4 thuyền viên gặp nạn

Giám đốc Công ty CP Đường sắt Quảng Bình Trần Văn Sáu nhớ lại. Với lượng mưa kỷ lục từ ngày 12-15/10 ở Quảng Bình, phổ biến ở mức 500 - 700mm dẫn đến tình trạng ngập lụt trên diện rộng. Nước gây ngập sâu 9 điểm trên QL1, 3 điểm trên đường Hồ Chí Minh khiến hai trục giao thông huyết mạch qua địa bàn tỉnh bị tê liệt, hàng nghìn phương tiện lưu thông trên tuyến bị mắc kẹt, cô lập trong vùng ngập lũ. Chiều 13/10, nước lũ đã gây xói lở, hư hỏng đoạn đường sắt dài 200m ở Km 456 khu gian Ngọc Lâm - Lạc Sơn, khiến tất cả các đoàn tàu đi tới đây đều phải dừng lại ở ga chờ thông đường.

Ngay khi sự cố xảy ra, ngành GTVT Quảng Bình và ngành Đường sắt đã triển khai các phương án ứng phó lũ lụt theo phương châm “bốn tại chỗ”, huy động hơn 1.000 CBCNV thuộc Công ty CP Đường sắt Hà Ninh, Thanh Hóa, Bình Trị Thiên cùng với lực lượng Công ty CP Đường sắt Quảng Bình cứu chữa.

Nhận được thông tin Quảng Bình bị lũ lụt, giao thông tê liệt, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đã cử hai Thứ trưởng vào Quảng Bình để trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục sự cố và tìm kiếm cứu nạn. Đêm 14/10, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông và Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã có mặt ở các điểm nóng lũ lụt Quảng Bình.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cùng lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải của Cục Hàng hải, Bộ đội Quân hhu 4, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình vượt qua nhiều điểm ngập lụt, đội mưa, đi bộ cắt rừng phi lao đến khu vực cửa biển Sông Gianh, nơi có tàu vận tải ven biển Xuân Thành 36 bị đứt neo, mắc cạn, 4 thuyền viên trên tàu gặp nguy hiểm.

Suốt từ sáng tới chiều, lực lượng cứu hộ không ăn, không nghỉ túc trực trên bờ tìm kiếm phương án cứu tàu, cứu người. Vị trí tàu mắc cạn nằm cách bờ chừng 300m, cách cảng cá Sông Gianh khoảng 2km, tuy nhiên đây là khu vực cửa sông, nước dâng cao, chảy rất xiết khiến tàu có nguy cơ bị lật, chìm bất cứ lúc nào. 4 thuyền viên trên tàu tỏ ra vô cùng hoang mang, họ liên tục phát tín hiệu cầu cứu.

Mặc dù lực lượng cứu hộ thử nghiệm đồng thời nhiều phương án như: Thả phao, nối dây, hay đưa tàu nhỏ, thuyền đánh cá tiếp cận tàu mắc cạn. Khi mọi phương án kể trên không mang lại kết quả cũng là lúc trời bắt đầu tối, công tác cứu hộ phải tạm dừng để đảm bảo an toàn.

Sau một đêm túc trực cùng tàu bị nạn, sáng 16/10, Thứ trưởng Thọ cùng lực lượng cứu hộ có mặt tại vị trí tàu mắc cạn từ rất sớm để tiếp tục triển khai phương án cứu hộ. Đến 7h30, xuồng cứu hộ của Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải đã tiếp cận được tàu mắc cạn. Thế nhưng, do nước chảy xiết, lực lượng cứu hộ phải di chuyển xuồng cứu sinh từ mạn trái sau dòng nước, sang mạn phải trước dòng nước rồi xuống xuồng đi ngược dòng và thoát khỏi vùng xoáy nguy hiểm. Với sáng kiến này, 4 thuyền viên và lực lượng cứu hộ đã lên tàu cứu nạn an toàn và được đưa về cảng Gianh.

49
Khoảng 1.500 cán bộ kỹ sư công nhân cùng tham gia thông đường, cứu tàu

Giải cứu 132 hành khách bị lũ vây

Trong thời gian này, ở vùng rốn lũ huyện Tuyên Hóa, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đang chỉ đạo Ban phòng chống bão lũ ngành Đường sắt huy động tối đa nhân lực khẩn trương khắc phục các điểm sự cố để thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương tìm giải pháp “giải cứu” đoàn tàu SE 19 cùng 132 hành khách bị lũ vây ở khu gian Minh Lệ - Lệ Sơn.

Là người đầu tiên tiếp cận và có sáng kiến đưa đoàn tàu về ga Lệ Sơn an toàn, Giám đốc Công ty CP đường sắt Quảng Bình Trần Văn Sáu kể: “11h trưa 14/10, chúng tôi nhận được thông báo đoàn tàu mắc kẹt ở phía Nam ga Lệ Sơn cần đầu máy hỗ trợ kéo về ga. Ngay lúc đó, chúng tôi đi về ga Lạc Sơn (cách nơi tàu mắc kẹt 16km) để trưng dụng đầu máy của đoàn tàu VĐ31 đưa vào ga Lệ Sơn kéo tàu. Nhưng khi vừa ghép nối đầu máy với đoàn tàu thành công ở lý trình Km 474+200, tổ cứu nạn lại nhận được tin báo “có điểm sự cố phát sinh”. Vị trí sự cố cách đoàn tàu 1km về phía Bắc, hiện nước chảy tràn lên đường sắt, gây xói một nửa nền đường. Cả đoàn tàu và đội cứu hộ rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Hành khách Vidmantas Zidonis (27 tuổi, quốc tịch Lithuania) cảm kích: “Dù chúng tôi bị mắc kẹt rất lâu trên tàu, nhưng chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm từ phía tổ tàu và nhà ga, được mọi người động viên, cấp phát thức ăn, nước uống miễn phí; rồi lực lượng cứu hộ lại không quản nguy hiểm tới giải vây. Lãnh đạo ngành giao thông còn tới tận nơi thăm hỏi, xin lỗi từng hành khách vì sự cố ngoài ý muốn, thực sự rất cảm động”.

Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Đông, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão ngành đường sắt, các thành viên đội cứu hộ đã họp nhanh trên đầu máy để tìm phương án.

Đội cứu hộ rời đầu máy đi về điểm sạt lở để đánh giá lại tình hình. Bằng kinh nghiệm 30 năm trong ngành Đường sắt, am hiểu đặc thù từng cung chặng, Giám đốc Sáu đã nghĩ ra sáng kiến, đào bỏ phần đường chênh lệch cho nền đường dưới ray bằng phẳng, hạ cao độ nền đường nơi nước tràn. Khi tàu qua, sức nặng của tàu sẽ khiến ray lún đều hạn chế khả năng nghiêng lật.

“Chỉ 30 phút sau khi thực hiện phương án này, đội cứu hộ đã kéo được đoàn tàu SE19 qua đoạn đường sạt lở và đi về ga an toàn. Nhưng khi tàu vừa đến ga Lệ Sơn, nước sông Gianh lại không ngừng dâng cao. Rạng sáng, nước ngập mảnh vườn sau ga, cách thềm nhà ga chỉ còn 70cm, ga Lệ Sơn như một ốc đảo, bị bao vây giữa bốn bề nước lũ. Trong khi đó, mưa lớn vẫn chưa chịu ngớt, lương thực dự trữ trên tàu và ở ga chỉ còn đủ đến hết bữa sáng ngày hôm sau. Nếu không sớm tiếp tế lương thực và đưa hành khách rời ra ga, sự thể sẽ không biết như thế nào”, Giám đốc Sáu nói.

Sáng 15/10, với sự giúp sức của lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, đoàn cứu hộ đã dùng xe chuyên dụng kéo xuồng, ca nô, lương thực qua gần 20km đường ngập sâu từ TX Ba Đồn lên UBND xã Cảnh Hóa, tiếp tục tìm cách tiếp cận ga Lệ Sơn. Lực lượng cứu hộ cũng đã không quản nguy hiểm, dùng 3 ca nô đưa lương thực vượt qua dòng nước sông Gianh chảy xiết tiếp cận ga Lệ Sơn, rồi lần lượt 132 hành khách về trụ sở UBND xã Cảnh Hóa an toàn. Suốt thời gian này, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ và sắp xếp phương tiện chuyển tải ngay khi hành khách tới vị trí an toàn. Thứ trưởng Đông cũng thay mặt ngành Đường sắt, gửi lời xin lỗi tới các hành khách vì sự cố ngoài ý muốn, đồng thời động viên, trấn an từng người. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.