• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

"Phục kích" xe khách trá hình ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

19/05/2016, 15:48

12 doanh nghiệp xe khách liên tỉnh ở TP.HCM có văn bản kiến nghị lãnh đạo TP xử lý nghiêm xe khách trá hình.

1.1

Nhà xe Thiên Phú chạy tuyến Vũng Tàu (văn phòng tại 88 - Lê Hồng Gấm, quận 1, TP.HCM) ngang nhiên đỗ chờ khách cạnh biển báo cấm dừng đỗ trên xa lộ Hà Nội.

Theo các doanh nghiệp này, tình trạng “xe dù, bến cóc” ngày càng tăng, hiện ở TP. Hồ Chí Minh có khoảng 50 bến cóc, với hàng nghìn lượt xe hoạt động mỗi ngày, gây thất thu rất lớn cho ngân sách, cạnh tranh không lành mạnh với đơn vị vận tải trong bến và vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn giao thông, đồng thời là nguyên nhân gây tắc đường trong nội thành.

Trước đó, ngày 12/4, Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng "xe dù, bến cóc" đang ngày càng “nóng”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thủ đoạn của các hãng “xe dù” là sử dụng xe đăng ký chạy hợp đồng, xe du lịch để chở khách theo tuyến cố định; dùng văn phòng ngoài bến xe để bán vé, làm “bến cóc” hoặc làm nơi tập kết khách rồi đưa ra các “bến cóc”; sử dụng đội ngũ "xe ôm", “cò xe” thu gom khách, tạo thành cảnh bát nháo, gây mất trật tự an ninhan toàn giao thông.

Nguyên nhân dẫn đến bùng phát “xe dù, bến cóc” là do việc đăng ký xe hợp đồng quá dễ dãi và quản lý lại lơi lỏng, trong khi đó mỗi chiếc “xe dù” trốn được thuế VAT 10% tổng số tiền bán vé, cộng với trốn phí bến bãi và thuế thu nhập doanh nghiệp, lên đến hàng triệu đồng/chuyến. Nhiều nhà xe kiếm lời phi pháp hàng tỷ đồng/tháng từ hoạt động “xe dù, bến cóc” và cùng với đó là ngân sách Nhà nước thất thu hàng nghìn tỷ đồng/năm. Do không thể cạnh tranh nổi với “xe dù, bến cóc” nên không ít doanh nghiệp vận tải vốn làm ăn chân chính đành phải bỏ bến xe để ra “chạy dù”, khiến vấn nạn này ngày càng nhức nhối.

Một số hình ảnh phản ánh cảnh bát nháo về vấn nạn “xe dù, bến cóc” ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. 

1.2

Văn phòng hãng xe Thành Bưởi ở số 1 đường Vĩnh Viễn (quận 10, TP.HCM) hoạt động như một bến xe lớn với tần suất 30 phút/chuyến đi Cần Thơ và Đà Lạt. 

1.3

Xe Hoa Mai chạy tuyến Vũng Tàu (20 phút/chuyến) vô tư đỗ chờ khách trên đường Mai Đức Thọ.

1.4

Nhà xe Kim Hoàng chạy tuyến Trà Vinh 30 phút/chuyến, thường xuyên đón khách tại văn phòng ở 15-17 Lý Nam Đế (quận 11, TP.HCM).

1.6

“Bến cóc” của nhà xe Hùng Cường ở 66 - Tân Thành, quận 5 luôn có hàng chục xe chờ đón khách đi An Giang và Long Xuyên.

1.7

Nhà xe Huệ Nghĩa thường xuyên đỗ xe xếp khách trước cửa văn phòng ở số 4 - Tống Văn Trân, quận 11.

1.8

Nhà xe Thanh Thủy chạy tuyến Trà Vinh có “bến cóc” ở 833-835 Hưng Phú, phường 9 (quận 8), thường xuyên cho xe vào nội đô đón khách gây cản trở giao thông.

1.9

Nhà xe Phú Vĩnh Long chạy tuyến Vĩnh Long (văn phòng ở 572 – Ngô Quyền, quận 10) vô tư đón khách trong các tuyến phố nội đô.

1.10

Nhà xe Toàn Thắng chạy tuyến Vũng Tàu ngang nhiên đón khách ngay tại biển báo cấm dừng đỗ trên đường Mai Đức Thọ.

1.11

Xe của hãng Thịnh Phát ngang nhiên dừng đỗ hai bên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10) đón khách, gây ùn tắc giao thông. 

12.1

Trong khi các “xe dù, bến cóc” hoạt động tấp nập trong nội đô, thì bến xe Miền Tây rất vắng vẻ vì ít xe vào đây. Điều này cho thấy hoạt động vận tải khách ở TP. Hồ Chí Minh có quá nhiều bất cập.

1.13

Tại Hà Nội, cảnh “xe dù, bến cóc” cũng rất tấp nập. Trong ảnh là nhà xe Hưng Thành (đi Huế, Đà Nẵng, Sa Pa - Lào Cai) đang xếp khách trên đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng.

1.15

Xe Camel travel đi Huế và Sa Pa - Lào Cai hàng ngày “vô tư” đón khách tại văn phòng ở 459 - Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng.

1.16

Nhà xe Nhật Tuấn có “bến cóc” tại Đình Thôn, quận Nam Từ Liêm, thường xuyên đón khách đi tuyến Hà Nội - Quảng Bình.

1.17

Đường vào khu đô thị Nam Cường (ngõ 641 – Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm) bị biến thành “bến cóc” của nhiều nhà xe chuyên đón khách đi Lào Cai, Bắc Giang và Quảng Trị.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.