• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

"Bắt lỗi" vi phạm xe khách giường nằm

12/03/2014, 13:16

Chở khách kết hợp chở thêm hàng, tự ý thay đổi thiết kế… là những lỗi vi phạm phổ biến của xe giường nằm thời gian qua.

Xe khách BKS 73L-7829 vi phạm bố trí thêm giường nằm dọc lối đi
Xe khách BKS 73L-7829 vi phạm bố trí thêm giường nằm dọc lối đi

 
Chủ yếu chạy đêm

Tính năng ưu việt hơn xe khách thông thường nhất là ở các cung đường xa với giường nằm thoải mái, máy điều hòa, nước uống, khăn lạnh miễn phí và sạch sẽ, không ai có thể phủ nhận sự tiện lợi của xe khách giường nằm. Chính vì thế, xe giường nằm luôn là ưu tiên hàng đầu của hành khách khi lựa chọn phương tiện ô tô di chuyển tại các tuyến như Hà Nội đi các tỉnh Vinh, Hà Tĩnh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai… Đối với các tuyến xa hơn như hành trình Bắc - Nam, nhiều hãng lớn như: Hoàng Long, Mai Linh, Thuận Thảo, Chín Nghĩa… đều đầu tư xe giường nằm để thu hút khách.


Điểm đáng chú ý trong hoạt động của xe khách giường nằm là xuất bến chủ yếu vào chiều muộn hoặc ban đêm. Qua khảo sát của PV Báo Giao thông tại các bến xe trên địa bàn Hà Nội, các tuyến vận tải có cự ly từ 150 - 300km, xe khách giường nằm luôn có lượng khách nhiều hơn so với xe khách thông thường có cùng thời gian xuất bến, đặc biệt là các khung giờ buổi chiều muộn và đêm. 


Anh Trí, công tác tại Công ty cổ phần 471 có trụ sở tại Vinh cho biết, trước đây anh hay đi tàu nhưng không phải lúc nào cũng mua được vé. Khoảng hai năm trở lại đây mỗi lần ra Hà Nội công tác anh luôn lựa chọn xe khách giường nằm vì sự thuận tiện, lên xe nằm ngủ một giấc là đến nơi. Vào làm việc xong lại lên xe nằm nghỉ đến sáng là về đến nhà. Tuy nhiên, anh Trí cũng bày tỏ sự e ngại vì sợ tài xế chạy đêm buồn ngủ, nhất là gần đây số vụ tai nạn liên quan đến xe khách giường nằm có xu hướng ngày càng tăng.


Cũng vì chạy đêm mà nỗi lo tài xế ngủ gật luôn thường trực. Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội -  Bùi Danh Liên đã từng kiến nghị Bộ GTVT xem xét không cho xe khách chạy đêm. “Chạy vào khung giờ này, đường vắng, phóng nhanh, nên chỉ cần buồn ngủ hay lơ đễnh một chút là dễ gây tai nạn” - ông Liên phân tích.


Ông Liên cũng không quên nhắc lại vụ tai nạn kinh hoàng tại Khánh Hòa xảy ra giữa hai xe khách vào lúc rạng sáng ngày 8/3/2013 làm 12 người chết, hàng chục người bị thương.

Tự ý thay đổi thiết kế, chở thêm hàng


Ngoài nguy cơ tiểm ẩn do lỗi chủ quan của tài xế, một trong những điểm đáng lưu ý trong hoạt động xe khách giường nằm là việc nhà xe tự ý thay đổi thiết kế, chở thêm hàng. Theo nhận định của các chuyên gia, việc làm này  sẽ làm lệch tâm xe. 


Thực tế, các trường hợp nhà xe gia cố thép để lắp thêm giường vào các lối đi, sửa khoang sau phía trên nắp máy thành khoang nằm... là khá phổ biến. Ông Hoàng Xuân Dự - Đội phó Đội TTGT đường bộ cho biết, bố trí như thế, chiếc xe sẽ bị lệch tâm khi chạy. Nguy hiểm hơn, khi vào cua, xe sẽ bị mất tính ổn định và dễ bị lật. 


Đáng nói hơn, không ít xe khách đã nhận thêm hàng để tăng thu nhập. Theo điều tra của PV, một số hãng vận chuyển chỉ khoán cho tài xế cước ghế, còn cước hàng hóa và hàng ký gửi nhận trên đường là tài xế và phụ xe được hưởng. Điều này lý giải tại sao nhà xe nào cũng tích cực chở thêm hàng hóa. PV Báo Giao thông đã từng chứng kiến cảnh chiếc xe khách giường nằm 73L - 7829 của nhà xe Hồng Phong chạy tuyến Hà Nội - Quảng Bình xuất phát từ Bến xe Nước Ngầm xếp đủ các loại hàng từ rễ cây phơi khô, hàng điện máy... đầy khoang để đồ. 


“Nếu cứ trông chờ vào hành khách lên xe thì chỉ có đói. Bởi khoản thu chính cho nhà xe là hàng hóa gửi theo xe” - tài xế Đặng Hoài Phương cho biết. Cũng theo tiết lộ của anh Phương, trung bình mỗi chuyến như thế này, nhà xe thu gần 3 triệu đồng.


Tại Bến xe Mỹ Đình, tài xế xe khách 27B-000.88 chạy tuyến Hà Nội - Điện Biên cho biết, khoang hành lý chở vài tạ gạo là chuyện bình thường, chưa kể hành lý, cũng như hàng hóa của hành khách đi kèm.


Nói về hoạt động của xe khách giường nằm, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, bản thân xe khách giường nằm không có lỗi. Những lỗi vi phạm tiềm ẩn gây tai nạn chính nằm ở việc nhà xe cố tình nhận chở thêm hàng hay tự ý thay đổi thiết kế. 
 

Tổng kiểm tra xe giường nằm trên toàn quốc


Theo yêu cầu của Bộ GTVT, từ 10-25/3, các sở GTVT chỉ đạo lực lượng TTGT phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Sở mở đợt cao điểm để tổng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô vận chuyển khách giường nằm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.


Khánh Lê
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.