Ngày 1/7, Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, kết quả 10 ngày đầu thực hiện Kế hoạch số 299/KH BCA-C08 của Bộ Công an về thực hiện cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông (từ ngày 20-30/6/2022), lực lượng CSGT đã xử lý gần 4 nghìn xe quá tải, cơi nới thành thùng.
CSGT Hà Nội chặn, dừng xe quá tải trên QL21A
10 ngày qua, CSGT toàn quốc đã xử lý 9.817 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn, trong đó xe tải 63 trường hợp; xe con 524 trường hợp; xe khách 12 trường hợp; xe container 3 trường hợp; xe mô tô 9.180 trường hợp. Qua đó, phạt tiền hơn 40 tỷ đồng; tạm giữ 9.817 phương tiện; tước 6.074 GPLX.
Điển hình tại một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao là TP.HCM (1.369 trường hợp); Hà Nội (649 trường hợp); Bình Dương (393 trường hợp); Bắc Giang (352 trường hợp); Quảng Ninh (326 trường hợp); Bắc Ninh (322 trường hợp); Gia Lai (296 trường hợp); Tây Ninh (268 trường hợp); Phú Thọ (256 trường hợp); Đắk Lắk (242 trường hợp); Đồng Nai (234 trường hợp); Bình Phước (193 trường hợp)...
Riêng đối với xử lý phương tiện vận tải hàng hóa vi phạm quy định về cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng, quá khổ, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 3.947 trường hợp; phạt tiền hơn 16 tỷ đồng; tạm giữ 132 phương tiện; tước GPLX 1.025 trường hợp.
Các hành vi vi phạm như chở hàng quá trọng tải: 2.414 trường hợp (61,2%); quá khổ giới hạn: 479 trường hợp (12,1%); tự ý cải tạo phương tiện: 462 trường hợp (11,7%).
Vận động, cưỡng chế việc tháo, cắt thùng xe: 226 trường hợp; thông báo tới cơ quan đăng kiểm: 84 trường hợp; hạ tải: 834 trường hợp.
Cục CSGT (Bộ Công an) ra quân cao điểm xử lý xe quá tải, cơi nới thành thùng
Một số địa phương có kết quả xử lý xe quá tải, xe cơi nới cao là: Thanh Hóa (304 trường hợp); Hà Nội (291 trường hợp); Bắc Ninh (258 trường hợp); Phú Thọ (209 trường hợp); TP.HCM (191 trường hợp); Nghệ An (175 trường hợp); Bắc Giang (153 trường hợp); Bình Định (132 trường hợp); Vĩnh Phúc (114 trường hợp); Quảng Nam (89 trường hợp); Ninh Bình (88 trường hợp); Tuyên Quang (80 trường hợp)...
Còn đối với xử lý vi phạm về tốc độ, toàn quốc đã xử lý 8.833 trường hợp trong 10 ngày qua, trong đó có xe tải 835 trường hợp; xe con 3.337 trường hợp; xe khách 317 trường hợp; xe container 68 trường hợp; xe mô tô 4.276 trường hợp. Qua đó, phạt tiền hơn 14 tỷ đồng; tạm giữ 322 phương tiện; tước 1.969 GPLX.
Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm tốc độ cao: TP.HCM (810 trường hợp); Quảng Ninh (653 trường hợp); TTKSGTĐB cao tốc thuộc Cục CSGT (589 trường hợp); Hà Tĩnh (508 trường hợp); Nghệ An (457 trường hợp); Bình Thuận (318 trường hợp); Đà Nẵng (288 trường hợp); Lâm Đồng (288 trường hợp); Cần Thơ (250 trường hợp); Hậu Giang (238 trường hợp); Thái Nguyên (232 trường hợp); Cà Mau (204 trường hợp)...
Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, đã xử lý hành vi vi phạm chở quá vạch mớn nước an toàn: 1.524 trường hợp; chở quá số người quy định: 05 trường hợp; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị an toàn kỹ thuật, PCCC: 26 trường hợp; chở hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ: 1 trường hợp; cảng, bến thủy nội địa hoạt động không phép: 2 trường hợp; vi phạm về đăng ký, đăng kiểm: 81 trường hợp.
Qua công tác xử lý, lực lượng CSGT đường thuỷ đã vận động, cưỡng chế tháo dỡ: 8 trường hợp.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận