• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

Đi xe dưới 50cc, xe máy điện cần bằng lái, vì sao?

22/03/2024, 09:00

Đề xuất tổ chức sát hạch và cấp giấy phép lái xe cho trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi điều khiển xe dưới 50cc, xe máy điện được cho là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo ATGT cho lứa tuổi này.

Báo Giao thông trao đổi với TS Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, người vừa đưa ra đề xuất trên.

Đi xe dưới 50cc, xe máy điện cần bằng lái, vì sao?- Ảnh 1.

Ông Khuất Việt Hùng. Ảnh: Tạ Hải.

Báo động và đau xót

Góp ý dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, ông có nêu việc cấp giấy phép lái xe máy điện và xe dưới 50cc cần áp dụng cho cả trẻ em từ 16 đến dưới 18 tuổi để đảm bảo an toàn giao thông. Vì sao ông đề xuất nội dung này?

Năm 2023, toàn quốc xảy ra 21.880 vụ TNGT đường bộ, trong đó TNGT liên quan độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 7,8% (khoảng 1.706 vụ). Riêng độ tuổi từ 16-18 tuổi xảy ra gần 900 vụ TNGT (chiếm hơn 51% số vụ TNGT), làm chết 490 người, bị thương 827 người.

Dù trực tiếp học sinh, thanh thiếu niên là người có hành vi điều khiển phương tiện gây ra tai nạn, song nếu người lớn không mua xe, không tạo điều kiện, chắc chắn các cháu không thể có xe sử dụng.

TS Khuất Việt Hùng

Năm 2016, một nghiên cứu về nguyên nhân gây TNGT liên quan đến trẻ em tại TP.HCM của TS Vũ Anh Tuấn (Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức) cho thấy, học sinh cấp 3 (độ tuổi từ 15-18) liên quan đến trên 70% các vụ TNGT trẻ em, có tỷ lệ tử vong rất cao, 32 em tử vong/100.000 em. Hơn 80% các vụ TNGT xảy ra khi chính trẻ em đang cầm lái điều khiển phương tiện.

TNGT liên quan đến học sinh rất đáng báo động và đau xót. Số học sinh tử vong do TNGT năm 2023 có xu hướng tăng so với năm 2022. 

Trong đó, lứa tuổi từ 16-18 là nhóm có nguy cơ vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và TNGT cao nhất trong nhóm học sinh, sinh viên trên cả nước.

Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến TNGT liên quan đến độ tuổi này gia tăng thời gian qua?

Có 5 nguyên nhân hàng đầu gây TNGT là đi sai phần đường, làn đường, chuyển hướng sai quy định, vượt tốc độ, qua đường không đúng quy định.

Hiện nay, học sinh tiếp cận và sử dụng xe máy điện, xe gắn máy dưới 50cc, thậm chí là xe mô tô từ rất sớm. 

Dù rất nỗ lực tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường, ký cam kết giữa gia đình và nhà trường, song đâu đó vẫn còn những bậc phụ huynh không chịu nêu gương. K

hông những vậy, nhiều người còn giao xe cho con em mình tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện.

Do không có bằng lái, trực tiếp điều khiển xe máy điện, xe gắn máy với tốc độ từ 40-50km/h, nhiều em tụ tập để lạng lách, đánh võng, vi phạm các quy định về trật tự ATGT, dẫn tới nhiều vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng.

Thể chế hóa để lấp khoảng trống pháp luật

Kinh nghiệm trên thế giới về giải pháp đối với thực trạng trên thế nào, thưa ông?

Tại nhiều quốc gia trên thế giới tình trạng học sinh điều khiển xe máy điện, xe gắn máy tham gia giao thông cũng xảy ra phổ biến. Tuy nhiên, họ quy định người điều khiển phải được cấp giấy phép lái xe.

Đơn cử, Nhật Bản là nước đầu tiên sản xuất xe dưới 50cc, họ yêu cầu người sử dụng phải có bằng lái. 

Để được cấp bằng, người đăng ký phải từ 16 tuổi trở lên và phải hoàn thành một bài thi viết gồm 50 câu hỏi. 

Vượt qua bài kiểm tra này, thí sinh sẽ phải tham gia khóa học lái xe an toàn kéo dài 3 giờ.

Hay tại Thái Lan, chỉ những cá nhân từ 15 tuổi trở lên và có bằng lái mới được sử dụng xe máy, bao gồm xe dưới 50cc.

Tại Mỹ, 44 trong 50 bang yêu cầu người sử dụng phương tiện dưới 50cc phải có bằng lái.

Đơn cử, tại bang Alabama, những người muốn lái xe dưới 50cc phải có bằng B và phải từ 14 tuổi trở lên. 

Tại bang Arizona, chỉ những người từ 16 tuổi trở lên và có bằng lái xe máy mới được phép điều khiển phương tiện dưới 50cc.

Tại Anh, để lái xe bao gồm xe dưới 50cc, cần phải có giấy phép lái xe tạm thời và sau đó hoàn thành khóa đào tạo cơ bản bắt buộc (CBT). 

Sau khi hoàn thành CBT, người từ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe dưới 50cc.

Vậy theo ông, đã đến lúc chúng ta cũng nên áp dụng như những quốc gia đó?

Tại Việt Nam, trước đây cũng có một số ý kiến đề xuất cấp giấy phép lái xe cho trẻ từ 16-18 tuổi điều khiển xe máy có dung tích dưới 50cc hoặc xe máy điện.

Tôi cho rằng, quy định này rất cần thiết, phản ánh đúng, trúng khoảng trống quy định pháp luật trong công tác đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh. 

Điều đó nhằm giáo dục kiến thức và hướng dẫn kỹ năng lái xe, đảm bảo an toàn cho các em đến trường.

Việc cho phép trẻ từ 16-18 điều khiển phương tiện dưới 50cc nhưng chưa trang bị, đào tạo chính thức về kiến thức, kỹ năng, kiểm tra bài bản là chưa làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em theo tinh thần của Luật Bảo vệ trẻ em và tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vì mục tiêu phát triển an ninh con người, vì chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ con người, vì an toàn lợi ích của nhân dân.

Đặc biệt, đề xuất trên cần được thể chế hoá. Chúng ta đang xây dựng dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông, đây chính là cơ hội để luật hoá quy định này.

Cần đồng bộ nhiều giải pháp

Vậy cách thức triển khai nên thế nào để đạt hiệu quả, dễ thực thi, thưa ông?

Có nhiều cách để thực hiện, trong đó, có thể tổ chức đào tạo, sát hạch như: cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 hiện nay. 

Cách khác có thể tích hợp giáo dục lý thuyết trong chương trình đào tạo tại nhà trường cho học sinh từ cấp 2.

Đi xe dưới 50cc, xe máy điện cần bằng lái, vì sao?- Ảnh 2.

Nhiều học sinh điều khiển xe máy điện, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, vi phạm các quy định về trật tự ATGT. Ảnh: Tạ Hải.

Khi các em vào lớp 10, đủ 16 tuổi, đủ kiến thức lý thuyết, có thể đăng ký tham gia thi cấp giấy phép lái xe tại các trung tâm sát hạch trên địa bàn, luyện tập sa hình, kỹ năng thực hành tại đây trước khi thi.

Phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc chủ động hướng dẫn, phổ biến kiến thức lý thuyết cũng như kỹ năng điều khiển phương tiện cho con em mình.

Các bậc cha mẹ cần ghi nhớ, trước khi cho con điều khiển xe dưới 50cc phải trang bị kiến thức về pháp luật trật tự ATGT, kỹ năng điều khiển xe, xử lý tình huống cũng như trang bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho con. 

Tất cả vì mục tiêu đảm bảo an toàn sức khỏe, sinh mạng cho con mình và bảo vệ người tham gia giao thông khác.

Có thể thực hiện theo nhiều cách, nhưng nhất định phải tổ chức sát hạch giấy phép lái xe cho các em tại các trung tâm sát hạch chính quy.

Nhưng nếu làm như vậy, liệu các trung tâm chính quy có quá tải không?

Thực tế, tỷ lệ người điều khiển xe dưới 50cc ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với tỷ lệ người điều khiển xe mô tô.

Hiện nay, chúng ta đã xã hội hoá rất mạnh và thực hiện cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy, xe mô tô rất tốt, hệ thống trung tâm đào tạo, sát hạch có đủ năng lực. 

Tôi cho rằng không khó để triển khai cấp giấy phép lái xe cho đối tượng từ 16-18 tuổi.

Song song với luật hóa quy định này, theo ông, để ngăn tai nạn giao thông liên quan độ tuổi trên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nào khác?

Các giải pháp khác cần tiếp tục tăng cường là nâng cao hiệu quả của tuyên truyền, giáo dục, có thể lồng ghép kiến thức ATGT vào các môn học chính khóa.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng cần quyết liệt xử nghiêm vi phạm đối với các trường hợp học sinh điều khiển mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm. 

Đặc biệt, xử nghiêm hành vi giao xe cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Mới đây, cơ quan công an các địa phương đã quyết liệt truy tố người giao xe cho trẻ chưa đủ điều kiện điều khiển gây tai nạn, đây là việc cần thiết.

Cảm ơn ông!

PGS. TS Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT Hà Nội:

Điều khiển xe nhất thiết phải có bằng

Thanh, thiếu niên ở các nước phát triển được thi lấy bằng và điều khiển ô tô từ năm 16 tuổi. 

Do đó, các nhà làm luật tại Việt Nam cũng nên xem xét cho phép thi lấy bằng lái xe máy từ năm 16 tuổi và sau đó sử dụng xe máy một cách hợp pháp.

Theo cách này, thanh thiếu niên phải trải qua một khóa học chuyên nghiệp, đồng thời họ cũng phải có trách nhiệm hơn (vì đã có bằng) đối với hành vi đi xe của mình. 

Đây cũng là cơ sở để lực lượng chức năng làm mạnh hơn, thậm chí tước giấy phép lái xe và thu giữ phương tiện khi vi phạm giao thông.

Yến Chi (ghi)

Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội:

Nhiều lợi ích nếu cấp bằng lái cho trẻ

Do tính cách và đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên rõ ràng các em điều khiển phương tiện sẽ không được chắc chắn, an toàn như người lớn. 

Cách thức xử lý tình huống trên đường cũng mang nặng cảm tính và tâm lý hơn thua nên tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ em tử vong do TNGT hiện xếp thứ hai, chỉ sau tai nạn do đuối nước. 

Đối với các em bị thương do TNGT không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà cả về tinh thần, hệ lụy này thường kéo dài trong nhiều năm.

Tôi hoàn toàn tán thành với đề xuất người điều khiển phương tiện cơ giới dưới 50cc, xe máy điện phải có bằng lái. 

Đây là biện pháp phòng ngừa hết sức cần thiết và hiệu quả để phòng tránh TNGT đối với các em.

Khi được cấp giấy phép lái xe hay chứng chỉ, các em sẽ phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện về pháp luật, kỹ năng, kỹ thuật lái xe cần thiết khi điều khiển phương tiện. 

Điều này giúp các em nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo an toàn giao thông cũng như có kiến thức, kỹ năng khi xử lý tình huống trên đường.

Thiếu tá Trần Quang Chinh, Phó đội trưởng Đội CSGT số 9, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội:

Cần giới hạn cả độ tuổi không được lái xe

Quy định cấp bằng lái với học sinh đi xe máy điện, xe đạp điện, xe máy dưới 50cc là cần thiết. 

Bởi tốc độ của các phương tiện này đều đạt 40km/h, khi xảy ra va chạm hoàn toàn có thể gây thiệt hại về người.

Đồng thời, cần giới hạn độ tuổi không được phép điều khiển. Hiện nay có những học sinh cấp 2 cũng lái xe đạp điện, xe máy điện tham gia giao thông.

Trong khu vực nội thành có nhiều trường hợp học sinh lái xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, thiếu quan sát khi sang đường, đi hàng hai hàng ba... gây mất an toàn giao thông. 

Chưa kể hiện nay nhiều nơi bán xe máy điện, xe đạp điện tràn lan không rõ nguồn gốc cũng là vấn đề tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn với người sử dụng.

Phùng Đô (ghi)

Ông Trần Văn Toản, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Dạy nghề và sát hạch lái xe Đông Đô:

Cần thiết quy định cấp GPLX cho lứa tuổi từ 16 -18 tuổi

So với trước đây, vóc dáng hiện tại của các cháu học sinh đã lớn hơn nhiều. Việc sử dụng phương tiện dưới 50cc, xe máy điện ngày càng trở nên phổ biến, do đó cần thiết quy định cấp GPLX cho lứa tuổi từ 16 -18 tuổi.

Tôi tin rằng, không chỉ Trung tâm Dạy nghề và sát hạch GPLX Đông Đô mà hầu hết các trung tâm trên cả nước đều có đủ năng lực, hạ tầng và sẵn sàng triển khai các khoá đào tạo, thi cấp GPLX cho các cháu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.