• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Xử lý vi phạm hành lang phải mạnh tay như xe quá tải

23/12/2016, 11:52
image

Khi xử lý vi phạm hành lang đường bộ cần quyết liệt như trong xử lý xe quá tải mới đảm bảo hiệu quả.

4

Nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý vi phạm hành lang đường bộ cần làm quyết liệt hơn

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác triển khai thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang đường bộ năm 2015 – 2016 được Tổng cục Đường bộ VN tổ chức sáng nay (23/12).

Ông Vũ Đỗ Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, hành lang đường bộ có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo ATGT. Tuy nhiên, công tác này tại các địa phương chưa được coi trọng. Nếu chúng ta xử lý vi phạm hành lang đường bộ quyết liệt, mạnh tay như kiểm soát tải trọng xe, vi phạm hành lang đường bộ sẽ giảm.

Cũng theo ông Dũng, khi tham mưu xây dựng cơ chế chính sách, quy định pháp luật hành lang đường bộ chúng ta làm rất tốt. Tuy nhiên, trong tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ hành lang còn nhiều hạn chế. Mất đất hành lang sẽ rất khó lấy lại, người dân sẽ thiệt thòi khi phải tháo dỡ vi phạm, lực lượng bảo vệ cũng hành lang cũng vất vả.

"Đây là vấn đề khó, vì vậy cần hoạch định được nhiệm vụ cho năm 2017 và những năm tiếp theo, trong đó cần xem nhiệm vụ bảo vệ hành lang đường bộ cấp thiết như kiểm soát tải trọng xe", ông Dũng khẳng định.

Theo ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ quản lý bảo trì đường bộ cho rằng, tổng số vốn cho thực hiện Quyết định 994 rất lớn, trong khi nguồn vốn dành cho công tác này hàng năm còn chậm. Bên cạnh đó, việc thống kê, phân loại khối lượng công trình, cây cối nằm trong phạm vi đất dành cho đường bộ chưa chính xác, không đầy đủ. Công tác thu hồi đủ phần đất bảo trì, bảo vệ hành lang trên các tuyến quốc lộ chưa được thực hiện. Cùng với đó là còn nhiều vi phạm hành lang đường bộ như đấu nối trái phép, lấn chiếm, tái chiếm hành lang, kết quả xử lý còn hạn chế.

"Từ nay đến năm 2020, Tổng cục Đường bộ VN phối hợp với UBND các tỉnh trình Chính phủ bố trí kinh phí để thu hồi hết phần đất của đường bộ; bồi thường thiệt hại tài sản gắn liền trên phần đất nằm trong hành lang đường bộ; triển khai cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ, sau đó bàn giao lại phân đất thu hồi cho đơn vị quản lý đường bộ và chính quyền địa phương quản lý", ông Điệp nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.