• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xóa điểm nóng “cà phê đường tàu”

11/10/2019, 06:37

Lực lượng chức năng đã rào chắn, ngăn khách du lịch đi vào hành lang ATGT đường sắt khu vực cà phê đường tàu đường ngang Trần Phú, Phùng Hưng.

Lực lượng chức năng đã dùng barie rào chắn đầu đoạn phố “cà phê đường tàu” vào sáng 10/10

Dù nhiều lần kiểm tra, giải tỏa nhưng khu vực phố “cà phê đường tàu” vẫn tồn tại dai dẳng khoảng 2 năm nay và là điểm thu hút ngày càng đông khách du lịch quay phim, chụp ảnh, gây nguy cơ mất an toàn rất cao,...

Lái tàu căng thẳng tột độ

Đã mấy ngày trôi qua, nhưng chia sẻ với PV Báo Giao thông, anh Nguyễn Hữu Nam, lái tàu Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội vẫn bức xúc về vụ việc hi hữu xảy ra vào khoảng 15h23 ngày 6/10. Lúc đó, anh phải hãm khẩn dừng tàu chờ một nữ du khách đang đứng sát đường ray, ra khỏi vị trí nguy hiểm trên dốc đường dẫn cầu Long Biên, khu vực cà phê đường tàu Phùng Hưng.

Dù “cà phê đường tàu” có là mô hình du lịch mới, sáng tạo, hiệu quả, được bạn bè thế giới biết đến thì đảm bảo ATGT vẫn là việc cần làm trước nhất, bởi tính mạng con người là số 1. Việc tạo điểm nhấn cho du lịch Thủ đô là cần thiết, nhưng không thể diễn ra tự phát và tiềm ẩn nhiều rủi ro như thời điểm hiện tại.
TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội KH-KT cầu đường Việt Nam


“Tôi đã kéo còi liên tục, nhưng nữ du khách vẫn không phản ứng vì còn mải quay phim, chụp ảnh. Đến khi tàu dừng, phụ lái tàu phải thò người ra khỏi cabin, thét to, nhắc ra khỏi đường tàu, cô gái mới lững thững đi ra. Tàu dừng hơn 1 phút để cô gái ra khỏi đường ray an toàn, mới tiếp tục hành trình”, anh Nam kể.

Cũng theo lái tàu Nam, khoảng hai năm trước bắt đầu xuất hiện cảnh khách du lịch quay phim, chụp ảnh ở đây. Nhưng lúc đó chỉ vài ba người. Nay quá đông, từ cabin đầu máy nhìn ra, người đông nghịt, lố nhố, người đứng, người quỳ chen nhau để quay phim, chụp ảnh, chỉ cần xô đẩy nhau, có người ngã ra là kiểu gì cũng bị tàu va quệt.

“Chúng tôi lái tàu qua khu vực này rất căng thẳng, lo sợ nhỡ xảy ra tai nạn”, anh Nam nói.

Anh Nguyễn Giang Nam, lái tàu Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, thường xuyên đi tàu Lào Cai, Hải Phòng chia sẻ thêm: “Ai lại tàu chạy tới đâu, khách du lịch mới rẽ ra hai bên đến đấy để tránh tàu, như kiểu rẽ sóng. Tàu lại chạy sát sạt người đứng hai bên. Chúng tôi toàn phải cho tàu chạy “non”, dưới tốc độ cho phép. Đáng lẽ tốc độ cho phép là 25km/h, nhưng đa số anh em chỉ dám chạy 20km/h, lúc lên dốc thì cao hơn một chút, nhỡ có sự cố, chướng ngại gì còn dừng tàu kịp thời”.

Cũng theo anh Giang Nam, anh em lái tàu rất tâm lý khi qua khu vực này vì tàu vừa mới bắt đầu hành trình đã va phải người hoặc chướng ngại vật thì cảm thấy bất an, lo lắng cả chuyến đi.

Nhiều lần kiểm tra, giải tỏa nhưng vi phạm càng lan rộng

Thanh tra giao thông quận Hoàn Kiếm cảnh giới phía ngoài khu vực vào “cà phê đường tàu” sáng 10/10

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, đã nhiều lần trực tiếp đi kiểm tra và xử phạt vi phạm tại khu vực phố “cà phê đường tàu” này. Tất cả những lần đó đều có văn bản đề nghị địa phương xử lý. Cùng đó, lực lượng thanh tra của Cục cũng nhiều lần kiểm tra, lập biên bản vi phạm tại đây.

Cũng theo ông Khôi, các vị trí từ Km 0+600 - Km 0+900 tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng và Km 0+595 - Km 0+840 tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM thuộc địa bàn các phường: Hàng Bông, Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), Điện Biên Phủ (quận Ba Đình), Khâm Thiên (quận Đống Đa), Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng), Cục Đường sắt đã phối hợp cùng các đơn vị đường sắt và chính quyền địa phương hai lần kiểm tra, xử phạt; Công ty CP Đường sắt Hà Hải cũng tổ chức ra quân giải tỏa vi phạm hành lang ATGT đường sắt và treo các biển cảnh báo “khu vực nguy hiểm” bằng tiếng Việt và tiếng Anh để cấm du khách đi vào khu vực đường sắt tại đầu các đường ngang: Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Lê Duẩn, Khâm Thiên. Tuy nhiên, việc xử phạt chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”, không những không giảm, lượng khách đổ về khu vực và số lượng hàng quán, hàng rong ngày càng tăng. Các cửa hàng cà phê, giải khát bày bàn ghế, bảng biển, cho khách ngồi la liệt trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Khách du lịch tụ tập đông đúc như đi trảy hội, đi lại, nằm, ngồi trên đường ray để quay phim, chụp ảnh.

“Vấn đề là địa phương cấp phép cho dân bán cà phê khu vực này nhưng lại không tính đến sự an toàn cho khách”, ông Khôi nói và cho biết thêm, Cục Đường sắt VN đã gửi văn bản đến UBND Hà Nội và Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, đề nghị chỉ đạo xử lý kiên quyết khu vực đe dọa mất an toàn đường sắt trên địa bàn thành phố.

Ngày 3/10, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị TP Hà Nội giải tán tụ điểm cà phê trên đường sắt do đe dọa mất an toàn; đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm ATGT đường sắt trên địa bàn. Ngay sau đó, Hà Nội đã ra văn bản yêu cầu các quận, huyện thực hiện ngay việc kiểm tra, xử lý vi phạm, hoàn thành trước 12/10. Sáng qua (10/10), tại khu vực cà phê đường tàu đường ngang Trần Phú, Phùng Hưng, các lực lượng chức năng địa phương đã thực hiện rào chắn, không cho khách du lịch đi vào hành lang ATGT đường sắt để đảm bảo an toàn. Khu vực này thông thoáng hẳn, hàng quán cũng đóng cửa vì không có khách. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc duy trì lực lượng bảo vệ, cảnh giới này được bao lâu, liệu có tái phạm như trước đây? Câu trả lời dành cho chính quyền địa phương vì theo Luật Đường sắt 2017, trách nhiệm bảo vệ ATGT đường sắt, hành lang ATGT đường sắt thuộc về họ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.