• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xoá bỏ gần 180 lối đi tự mở qua đường sắt

12/07/2021, 17:24

Các địa phương đã xóa gần 180 lối đi tự mở, phối hợp với đường sắt cảnh giới đảm bảo an toàn tại hơn 370 vị trí.

Các địa phương đã xóa gần 180 lối đi tự mở qua đường sắt và xây dựng kế hoạch, lộ trình xóa hoàn toàn lối đi tự mở trên địa bàn. Ảnh: minh họa

Cục Đường sắt VN cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, các địa phương đã rào đóng, xóa bỏ 27 vị trí lối đi tự mở nguy hiểm trên các tuyến đường sắt. Tính từ thời điểm ban hành Đề án (tháng 3/2020) đã có tổng số gần 180 vị trí nguy hiểm qua đường sắt được các địa phương rào đóng, xóa bỏ, góp phần đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông.

"Một số địa phương đã chủ động đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống đường gom, hàng rào ngăn cách dọc đường sắt giúp việc đi lại của nhân dân được thuận lợi, an toàn... Điển hình là các tỉnh: Hà Nam với 21 vị trí, Yên Bái 4 vị trí", Cục Đường sắt VN thông tin.

Cục Đường sắt VN cũng cho biết, theo Đề án và Nghị định 65/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, mục tiêu là đến 2025 phải xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở. Vì vậy, các địa phương đang triển khai các bước lập phương án, kế hoạch tổng thể để triển khai; Đồng thời, tập trung thỏa thuận phương án xây dựng đường gom - hàng rào, đường ngang, hầm chui.

Tuy nhiên, hiện công tác tổ chức lập kế hoạch, lộ trình tổng thể của một số địa phương còn chậm. Đã có 29/34 tỉnh thành phố đã ban hành, còn lại 5 tỉnh/thành phố và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam chưa ban hành kế hoạch, lộ trình thực hiện Đề án.

“UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua cần giao nhiệm vụ cho một cơ quan chủ trì là đầu mối xây dựng kế hoạch, lộ trình tổng thể; khẩn trương lập các thủ tục cần thiết trình cấp thẩm quyền phê duyệt, bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện kế hoạch, lộ trình của Đề án để đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra”, Cục Đường sắt VN đề nghị.

Hiện trên toàn mạng lưới đường sắt có là 5.344 vị trí giao cắt cùng mức giữa đường bộ và đường sắt.

Trong đó 1.513 vị trí là đường ngang, chiếm tỉ lệ 28,3% tổng số giao cắt, gồm: 660 đường ngang có gác; 9 đường ngang phòng vệ bằng thiết bị cảnh báo tự động; 706 đường ngang phòng vệ bằng thiết bị cảnh báo tự động có lắp đặt cần chắn tự động; 138 đường ngang phòng vệ bằng biển báo.

Về lối đi tự mở hiện còn 3.831 vị trí, chiếm tỉ lệ 71,7 % tổng số giao cắt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.