• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xe trá hình Huế - Đà Nẵng ngày càng hoạt động công khai vì đâu?

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế trực tiếp chỉ đạo xử nghiêm xe trá hình Huế - Đà Nẵng, nhưng 3 tháng qua, vấn nạn này ngày càng biến tướng.

Trong vai hành khách, PV gọi điện đặt vé lẻ và được xe 5 chỗ BKS 75A-206.67 đón trên đường Tôn Đức Thắng vào gần 12 trưa ngày 19/3

Xe trá hình nhờn luật, gọi đâu có đó

Những ngày trung tuần tháng 3/2021, trong vai hành khách, PV không quá khó để đặt chỗ trên xe trá hình 4 - 7 chỗ, chủ yếu mang BKS 75 (Thừa Thiên-Huế) qua các trang facebook “xeke…” hay các số điện thoại cầm tay.

Sáng 19/3, gọi đến số điện thoại 0914278… (chuyên nhận khách xe trá hình), PV được nam thanh niên nói xe đã chạy qua địa phận Hòa Minh (Đà Nẵng) để ra Huế và hướng dẫn gọi vào số 0788375…. Lúc này, tài xế cho biết 3 phút nữa mình sẽ tới đón. Sợ khách không kịp lên xe, tài xế hẹn xe sau để đón khách.

Ít phút sau, một tài xế xe 5 chỗ điện báo đang chờ khách ở Sân bay Đà Nẵng và hẹn đón trên đường Nguyễn Lương Bằng (Đà Nẵng) vào khoảng 11h30 trưa 19/3 để ra Huế. Đúng hẹn, chiếc xe BKS 75A-197.02 đón khách và trực chỉ ra Huế, với giá 120.000 đồng/vé.

Tương tự, chỉ cần vài cuộc điện thoại, 2 PV khác của Báo Giao thông được nhận làm “thượng đế” trên chiếc xe 5 chỗ BKS 75A-206.67 đón trên đường Tôn Đức Thắng vào gần 12 trưa ngày 19/3 để ra Huế. Lúc này trên xe đã có 2 hành khách. Chiếc xe rồ ga, phóng nhanh qua hầm Hải Vân về phía TP Huế, trả khách sau lịch trình 2 tiếng đồng hồ. Việc giao dịch, trả tiền diễn ra công khai. Tài xế hô giá 130.000 đồng/khách và nhận tiền khi trả khách.

Chỉ riêng ngày 19/3, PV gọi điện ngẫu nhiên để làm khách trên 4 lượt xe trá hình ngược xuôi tuyến Huế - Đà Nẵng. Dù trong đợt kiểm tra, xử lý xe trá hình của liên ngành chức năng Thừa Thiên - Huế, nhưng không khó để nhận thấy hoạt động xe trá hình “thoải mái” hơn. Nếu như trước đây, cánh tài xế tỏ ra thăm dò, đề phòng khách, thậm chí cẩn thận tra cứu số điện thoại khách đặt vé, thì nay nhà xe vô tư nhận khách, công bố giá vé.

Thậm chí hầu hết các xe đều không làm hợp đồng khống, hoặc lấy tên tuổi, chứng minh nhân dân để điền vào hợp đồng nhằm đối phó cơ quan chức năng. “Họ (liên ngành) ra quân cho có lệ, đâu lại vào đấy thôi. Toàn xe quen cả, không có "cơ chế riêng" sao chạy nổi”, một tài xế xe trá hình thản nhiên giải thích.

Trong ngày 19/3, PV trong vai hành khách dễ dàng đặt vé lé trên 4 lượt xe trá hình ngược xuôi Huế - Đà Nẵng, hoạt động xe trá hình vẫn nhộn nhịp sau 3 tháng được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo xử nghiêm (trong ảnh xe trá hình BKS 75A-162.99 đón khách lẻ từ VICOM Huế vào Đà Nẵng chiều 19/3)

Ông Võ Phi Cường, Đội trưởng Đội xe buýt Huế (tuyến xe buýt Huế - Đà Nẵng) cho hay: "Tháng 12/2020, chúng tôi đã trực tiếp kiến nghị lên Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, cung cấp hơn 200 đầu xe, biển số xe trá hình rõ ràng. Lúc này, ông Thọ họp chỉ đạo Công an, Sở GTVT, các ngành chức năng triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp để xử lý nghiêm xe trá hình, lập lại trật tự vận tải. "Trên nóng dưới lạnh" khiến thực tế xe trá hình vẫn bùng phát, mỗi ngày hàng trăm chiếc vô tư hoạt động, tần xuất 4-6 lượt/ngày".

"Người thường cũng dễ nhận biết xe trá hình, huống chi là các lực lượng TTKS thường xuyên trên QL1… nhưng vẫn không thể xử lý. Xe trá hình càng nhờn luật và phát triển mạnh hơn", ông Cường bức xúc.

Điệp khúc “khó xử lý”!

Những lần làm khách trên xe trá hình, suốt hành trình ngược xuôi Huế - Đà Nẵng, dù qua chốt CSGT đang TTKS trên QL1 hay thậm chí có bóng dáng của tổ liên ngành trên địa bàn TP Huế, nhưng những xe trá hình vô tư lọt chốt, trạm an toàn…

Trao đổi vấn đề này, đại diện tổ liên ngành xử lý xe trá hình Huế (gồm Ban ATGT, CSGT, TTGT, Cảnh sát trật tự…) cho biết, việc xử lý vấn nạn xe trá hình vẫn đang được triển khai theo Kế hoạch 2002 21/KH-Ban ATGT (ngày 26/2/2021) và chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh.

Nhưng thay vì tăng cường tuần tra, hiện mỗi tháng liên ngành chỉ "ra quân" 10 ngày và gặp khó khăn do các xe đối phó, dùng nhiều chiêu trò, cử “chim lợn” theo dõi. Đáng kể, thay vì dùng phù hiệu hợp đồng, nhiều xe bỏ phù hiệu, ra khỏi đơn vị vận tải để chạy cá nhân, không đăng ký kinh doanh nhằm hoạt động chui, khiến việc đấu tranh phức tạp.

Thay vì hoạt động đối phó, canh chừng như trước đây, các xe trá hình giờ chạy ngang nhiên hơn, không cần lập danh sách hợp đồng, thu tiền công khai... bất chấp có sự ra quân TTKS của liên ngành Huế (ảnh cắt từ clip xe 5 chỗ 75A-206.67 thu tiền 120.000 đồng/khách hành trình Đà Nẵng - Huế trưa 19/3

Thống kê sơ bộ, sau khoảng 3 tháng triển khai, đến trung tuần tháng 3/2021, lực lượng liên ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát hiện và lập biên bản xử lý hơn 100 trường hợp, chủ yếu các lỗi liên quan hợp đồng vận chuyển không đúng quy định, không có phù hiệu…

Đặc biệt, kiểm tra thực tế cho thấy, nhiều xe trá hình vi phạm chồng vi phạm. Điển hình mới đây, liên ngành phát hiện xe trá hình 7 chỗ BKS 75A - 139.63 vận chuyển hành khách theo hợp đồng không có hợp đồng vận chuyển theo quy định và hết hạn chứng nhận ATKT&BVMT…

Tuy nhiên, theo đánh giá, so với số lượng đầu xe và tần suất xe trá hình hoạt động rầm rộ trên tuyến Huế - Đà Nẵng, số liệu xử lý trên chiếm tỷ lệ quá nhỏ, không thực sự tạo giải pháp mạnh, quyết liệt để có thể xử lý triệt để vấn nạn xe trá hình, lập lại trật tự vận tải. Thậm chí ngay đợt cao điểm ra quân sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ, từ ngày 25/12/2020 đến 16/1/2021, liên ngành xử lý 20 trường hợp xe trá hình, tính trung bình mỗi ngày chưa “bắt” được 1 xe.

Nhiều tài xế xe trá hình còn quả quyết, với mỗi biên bản vi phạm hành chính về điều kiện kinh doanh xe hợp đồng, chỉ mất chừng 1,5 triệu đồng, chưa bằng 1 ngày thu nhập. Nên các xe nhờn luật, vô tư đối phó.

(còn nữa)

Chủ trì buổi tiếp dân nghe kiến nghị về vấn nạn xe trá hình hoạt động trái phép, cạnh tranh không lành mạnh, đẩy tuyến xe buýt vào bờ vực phá sản ngày 24/12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ phê bình công tác quản lý của Sở GTVT, TTKS của ngành công an. Sau đó, ông Thọ chủ trì họp các sở ngành, chỉ đạo các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để xử lý vấn nạn xe trá hình.

Ông Thọ từng nhấn mạnh, sẽ trực tiếp nghe báo cáo xử lý xe trá hình trước thực trạng vấn nạn này kéo dài dai dẳng thời gian qua. Tuy nhiên, sau 3 tháng từ khi có chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, thực tế xe trá hình đang biến tướng, bùng phát, không “màu hồng” như báo cáo của ngành chức năng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.