• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe trá hình “bóp” chết tuyến cố định

01/11/2016, 09:17
image

Các xe trá hình 7 chỗ chạy trên địa bàn miền Trung dùng nhiều thủ đoạn “vượt mặt” cơ quan chức năng...

15

Nhiều xe dù 7 chỗ ngang nhiên đón trả khách tại bến cóc khu vực Bệnh viện T.Ư Huế

Khó xử lý? 

Một chủ doanh nghiệp vận tải tại Quảng Nam xin giấu tên bức xúc: “Chúng tôi kinh doanh chân chính nhưng lúc nào cũng bị các xe dù đó giành hết khách. Đương nhiên loại xe mới này có cách phục vụ tận tình nên hành khách chọn nhiều, nhưng việc kinh doanh phải lành mạnh, tuân thủ quy định của pháp luật mới công bằng được”.

Ông Phạm Việt Cảm, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Quảng Nam cho biết, đơn vị nhận được nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp vận tải về việc xuất hiện nhiều nhà xe mới cạnh tranh không lành mạnh. “Chúng tôi đã xác minh và nhận định các phản ánh này có cơ sở. Hiệp hội đã có văn bản gửi Sở GTVT Quảng Nam, TTGT đề nghị vào cuộc kiểm tra, xử lý”, ông Cảm nói.

Theo ông Võ Quang Lâm, Chánh TTGT (Sở GTVT Quảng Nam), lực lượng đang tổ chức chuyên đề xử phạt các xe 7 chỗ nói trên. Tuy nhiên, các xe nhận khách qua điện thoại, đến tận nhà đưa đón nên việc mai phục gặp nhiều khó khăn. “Theo quy định, chỉ cần gửi mail danh sách hành khách lên Sở GTVT là được. Nhưng việc này các xe thực hiện rất ít. Khi kiểm tra phát hiện xe nào không có hợp đồng, không phù hiệu (thật ra là các xe chạy trá hình, trốn thuế) là chúng tôi xử phạt. Chúng tôi kiểm tra nhiều nhưng chưa phạt được trường hợp nào”, ông Lâm cho hay.

Ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh TTGT Sở GTVT Đà Nẵng cho biết, các xe chạy từ Quảng Nam ra nên rất khó biết xe nào để xử phạt. Hiện, TTGT Đà Nẵng đang phối hợp với an ninh sân bay Đà Nẵng, ga Đà Nẵng tiến hành kiểm tra các xe chở khách dưới 9 chỗ ngồi. Đơn vị này cho biết, đã xử phạt một số trường hợp với các lỗi chở khách không hợp đồng, không phù hiệu...

Giám đốc Sở GTVT Quảng Nam Nguyễn Văn Nhân cho hay, đã yêu cầu TTGT tổ chức chiến dịch thanh, kiểm tra. “Các xe này hoạt động rất nhiều, có nhiều sai phạm như không đăng ký tuyến cố định, hợp đồng không ghi rõ tuyến, không vào bến bãi, trốn thuế… Tuy nhiên, thực tế hiện nay thanh tra không đủ sức quán xuyến hết, cần sự vào cuộc phối hợp của CSGT”, ông Nhân nói.

Không lẽ "bó tay"?

Lãnh đạo Sở GTVT Quảng Trị cho rằng, cái khó là “lỗ hổng” trong quản lý các loại xe dưới 9 chỗ hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, không phải là đối tượng nằm trong quy định tại Nghị định 86 cũng như Thông tư 63. Theo ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Trung tâm Quản lý bến xe khách tỉnh Quảng Trị, ngày càng có nhiều xe khách loại dưới 10 chỗ ngồi đua nhau hoạt động nên cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư 63 nhằm bịt lỗ hổng, “lách luật” đưa các xe này vào quản lý. “Nghịch lý ở chỗ trong khi doanh nghiệp vận tải hoạt động bài bản, có bộ máy quản lý, phòng ban nghiệp vụ đầy đủ lại đang bị “yếu thế”, thậm chí bị thanh, kiểm tra thì những xe dù không có giấy phép kinh doanh vận tải, chạy chui lại… sống tốt”, ông Phước nói.

Ông Phạm Hoài Nam, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Thừa Thiên - Huế cho rằng, loại xe chở khách dưới 9 chỗ dễ “luồn lách”, đối phó, trong khi lực lượng chức năng không có bằng chứng, hành khách cũng không hợp tác. Theo quy định hiện nay, các xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi chạy du lịch, hợp đồng không phải gửi hợp đồng qua Sở GTVT nên khó kiểm soát.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Xuân Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP bến xe Huế cho rằng, không quá khó để xử lý loại xe chở khách dưới 9 chỗ. Rõ ràng những xe này vi phạm quy định của Nhà nước, trốn thuế… Nếu xe cá nhân phục vụ gia đình không nói, nhưng khi đưa ra kinh doanh vận tải có thu, phải đăng ký ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh… Đằng sau tay lái là tính mạng con người, lỡ xảy ra TNGT, trách nhiệm thuộc về ai? Trước hết, cơ quan quản lý nhà nước và những người thực thi pháp luật phải có trách nhiệm.

Liên quan đến vấn đề sự vào cuộc của các lực lượng chuyên trách như CSGT, TTGT trong công tác TTKS, xử lý vi phạm khi nhiều nhà xe tuyến cố định bức xúc vì đơn cầu cứu gửi đi khắp nơi nhưng chưa được xử lý rốt ráo, ông Phan Thanh Hùng, Phó giám đốc Sở GTVT Quảng Trị cho hay, Sở đã chỉ đạo lực lượng TTGT, đơn vị chức năng rà soát tất cả phương tiện xe dù, xe hợp đồng hoạt động chở khách tuyến cố định trá hình để lập kế hoạch, phối hợp với các lực lượng công an tăng cường kiểm tra, xử lý, báo cáo kết quả xử lý vi phạm về Sở GTVT để đình chỉ hoạt động theo quy định.  

>>>Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.