• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe rác hoạt động giờ cao điểm gây ô nhiễm, mất ATGT

25/10/2016, 20:27

Người dân tại các đô thị lớn, nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội rất bức xúc trước việc nhiều tuyến đường...

4

Xe ép rác gom rác trên đường Nguyễn Trãi (quận 1, TP.HCM) vào giờ cao điểm

Người dân tại các đô thị lớn, nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội rất bức xúc trước việc nhiều tuyến đường bị biến thành điểm tập kết rác thải. Xe chở rác nhằm giờ cao điểm đi thu gom rác gây ô nhiễm môi trường và mất ATGT.

Chiếm cả lòng, lề đường để rác

Ngày 13/10, ghi nhận của PV Báo Giao thông tại một số tuyến đường ở quận 1, TP.HCM như: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Trãi, Trương Định, Lương Hữu Khánh... tình trạng xe rác lấn chiếm lòng, lề đường gây mất ATGT diễn ra phổ biến. Lúc 11h50 tại trước cổng trường Cao đẳng Cao Thắng trên đường Huỳnh Thúc Kháng (quận 1), bốn xe rác được tập kết về đây. Xe ép rác cũng đến gom ngay tại thời điểm này, đỗ dưới lòng đường hơn 10 phút. Sau khi gom rác xong, xe ép rác vẫn chưa chịu di chuyển mà dừng tại đây khá lâu. Cùng lúc, sinh viên trong trường vừa tan học, gặp xe ép rác đỗ dưới lòng đường khiến giao thông liên tục ùn ứ. Ngoài việc cản trở giao thông, điểm tập kết và thu gom rác này còn gây ô nhiễm vì xung quanh có rất nhiều hàng quán.

"Theo quy trình thu gom, khoảng 16h30 hàng ngày, nhân viên thu gom rác bằng xe đẩy tay sẽ đi thu gom tại các khu dân cư ra điểm tập kết. Sau đó, hết giờ cao điểm buổi tối, các xe ép rác cơ giới mới đi thu gom để tránh gây mất ATGT. Tuy nhiên, nhiều hộ dân còn thu gom rác muộn, rác để bừa bãi không đúng vị trí gây mất nhiều thời gian cho việc thu gom. Nhưng đáng lo nhất là rác thải rắn không nằm trong danh mục thu gom, nhưng nhiều người cố tình đổ trộm”.

Ông Nguyễn Quang Tuấn
Phó chủ tịch UBND phường Mộ Lao,quận Hà Đông, Hà Nội

Cũng trong ngày 13/10, PV còn ghi nhận nhiều tuyến đường ở quận 1, TP.HCM trở thành nơi tập kết rác. Lúc 17h cùng ngày, trên đường Nguyễn Trãi, dù vào giờ cao điểm nhưng xe ép rác vẫn “tranh thủ” đi gom rác, khiến các phương tiện tham gia giao thông di chuyển rất khó khăn. Anh Nguyễn Hoàng, một người tham gia giao thông qua đây bức xúc: “Công ty môi trường cần bố trí xe đi gom rác vào các khung giờ hợp lý hơn, có thể là sau 20h để tránh ùn tắc và gây ô nhiễm môi trường, thay vì cứ chọn giờ cao điểm thế này”.

Theo Sở TN&MT TP.HCM, rác thải đang được hai tổ chức thu gom gồm hệ thống công lập thuộc các công ty TNHH MTV dịch vụ công ích, thu gom khoảng 40%; 60% còn lại do hệ thống thu gom rác dân lập các quận, huyện đảm nhận.

Còn tại Hà Nội, ghi nhận những ngày qua trên nhiều tuyến đường ít có tình trạng xe cơ giới thu gom rác vào giờ cao điểm, nhưng xe đẩy thu gom rác từ các khu dân cư ra điểm tập kết trên đường phố khá phổ biến.

Đơn cử như tại phố Trần Bình, Cầu Giấy đoạn trước cổng Bệnh viện 198, điểm tập kết xe rác tại đây thường xuyên gây mùi hôi thối, rác tràn xuống đường cản trở lưu thông của các phương tiện. Vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, đoạn đường này có nhiều phương tiện qua lại, nhưng do xe rác đã chiếm 1/3 lòng đường nên gây ùn tắc.

Tại khu vực chợ Hà Đông, quận Hà Đông, nhiều tuyến đường quanh khu vực này đã bị biến thành điểm tập kết rác thải bốc mùi hôi thối và ảnh hưởng đến ATGT.

Chuẩn hóa thiết bị xe vận chuyển rác

Ông Lê Trung Tuấn Anh, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn Sở TN&MT TP.HCM cho biết, hiện thành phố có hơn 200 xe tải nhỏ, gần 1.000 xe ba, bốn bánh tự chế và hơn 2.500 thùng gom rác loại 660 lít. Đa số các phương tiện đã cũ, khoảng 45% không có hệ thống thu gom nước rỉ rác, cơi nới làm rơi vãi rác, gây mất mỹ quan đô thị. Tình trạng các xe chở rác gây mùi hôi và nguy cơ mất ATGT phần lớn ở đường dây thu gom rác dân lập. Trang thiết bị của lực lượng này hoàn toàn thô sơ, lạc hậu, chất lượng dịch vụ kém.

Trước thực trạng trên, UBND TP.HCM đã giao Sở TN&MT thành phố triển khai kế hoạch chuẩn hóa xe, phương tiện thu gom rác thuộc các đơn vị dân lập. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thu gom từ các hộ dân phải đảm bảo đúng giờ, không được để rác ùn ứ trong khu dân cư hoặc trên đường gây cản trở giao thông. Xe vận chuyển rác chuyên dụng từ nội đô đến các bãi rác xử lý tập trung phải đảm bảo sạch sẽ nhằm hạn chế mùi hôi phát tán. Đồng thời, hỗ trợ chuẩn hóa phương tiện, trang thiết bị, bảo hộ lao động.

Tại Hà Nội, theo Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), mỗi ngày, lượng rác sinh hoạt thải ra khoảng gần 5.400 tấn. Khối lượng nhiều như vậy, nhưng công nghệ thu gom chủ yếu vẫn thủ công, cộng thêm ý thức người dân chưa cao nên hoạt động thu gom rác đang lộ rõ nhiều bất cập. Từ tháng 3 năm nay, quận Hoàn Kiếm đã thí điểm thu rác bằng xe cơ giới. Việc này nhằm xóa bỏ các điểm cẩu rác tập trung, hạn chế thu gom bằng xe đẩy. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân chưa cho rác vào túi kín và vứt rác muộn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.